agribank-vietnam-airlines

Vào mùa triển lãm mỹ thuật

Thanh Xuân
Thanh Xuân  - 
Những ngày này, nhiều triển lãm mỹ thuật đã và đang được tổ chức. Một trong số đó đang gây chú ý của dư luận, đó là triển lãm của họa sĩ Phan Cẩm Thượng tại The Muse Artspace (47 Tràng Tiền, Hà Nội).
aa

Triển lãm mở cửa tới ngày 9/5, giới thiệu những bức tranh vẽ bằng màu tự nhiên trên giấy dó khổ lớn. Dư luận chú ý và nhiều người bình luận, trước hết bởi đây là triển lãm mà muốn vào xem người ta phải... mua vé vào cửa! Đối với đa số các triển lãm mỹ thuật ở Việt Nam thì đây là… chuyện lạ. Trên mạng xã hội, có nhiều ý kiến trái chiều về điều này. Song bài viết này không mổ xẻ chuyện đúng-sai, nên hay không, mà chỉ muốn đề cập tới những bức tranh đã được họa sĩ Phan Cẩm Thượng vẽ trong mấy năm qua, nhất là thời gian ở nhà "tránh dịch".

Tương tự, họa sĩ 8X Mai Đại Lưu cũng vừa tổ chức triển lãm “Trong rừng sâu” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội). Nhiều bức tranh dài tới 8 mét, như “Trong rừng sâu” và “Ngắm nhìn hoa nở”. Những tác phẩm này cũng được Mai Đại Lưu vẽ trong khi dịch Covid-19 hoành hành khiến cuộc sống đảo lộn.

vao mua trien lam my thuat
Bức “Mùa xuân qua lối ấy” (2022) của Nguyễn Lê Anh. Chất liệu sơn dầu trên vải, kích thước 60x100 cm

Trong khi đó, triển lãm "Ngày rộng 3: Ngàn thước lên cao" đưa công chúng tìm về không gian tự nhiên, văn hóa cùng đời sống vùng cao. Triển lãm vừa khai mạc tại 29 Hàng Bài (Hà Nội), mở cửa đến ngày 28/4. Chọn chủ đề "Ngàn thước lên cao" không chỉ là sự hùng vĩ của núi non như ý thơ Quang Dũng, mà khơi gợi, làm bật ý nghĩa bên trong. Triển lãm khắc họa hành trình sáng tạo nghệ thuật, sự dịch chuyển trong tư duy sáng tạo của các họa sĩ: Phùng Văn Tuệ, Nguyễn Lê Anh, Nguyễn Quang Hoan, Phạm Khải.

Còn họa sĩ Lê Thiết Cương tiếp tục gây chú ý với triển lãm những bức tranh Kiều tại Gallery Thăng Long (41 Hàng Gai, Hà Nội). “Truyện Kiều - Nguyễn Du/Lê Thiết Cương - 24 tranh” giới thiệu 24 tranh và cuốn sách cùng tên của họa sĩ Lê Thiết Cương, trong đó mỗi bức tranh có kèm theo một câu thơ ngắn của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha sáng tác từ câu thơ Kiều.

Mỗi một họa sĩ đều có một cội nguồn văn hóa. Cái gốc văn hóa ấy quyết định cách nhìn trong nghệ thuật của họ như một phẩm chất tự nhiên. Với họa sĩ Phan Cẩm Thượng thì đó là văn hóa cổ. Tranh Phan Cẩm Thượng đa số là một khổ giấy dó 60x120cm. Điều đặc biệt, những tờ giấy dó ấy đã được lưu giữ 20 năm qua, khiến những nét bút mềm và màu quyện vào giấy. Những bức tranh trong triển lãm này mang cảm hứng từ những nhân vật trong thế kỷ thứ 17, cùng các tập tục trang phục và mật mã văn hóa ẩn chứa bên trong. Bố cục tranh hầu hết là vô hướng và “ngẫu hứng trong có lý”. Đôi khi là những tà áo bay ngược xuôi, những chân tay mọc ra từ trong tà áo ở những chỗ bất thường, trông có vẻ lạ lùng nhưng đều là những sự tính toán về cân bằng thị giác. Phan Cẩm Thượng dùng hệ màu tự nhiên trên giấy dó, các hòa sắc ưa thích là màu của củ nâu, màu hồng gạch, vàng già, vàng nghệ, màu đen của mực tàu, đâu đó là xanh thái thanh lam, xanh ngọc phỉ thúy… trong một bản hòa sắc mang tính thẩm mỹ dân tộc, làm hiển hiện lên trong mắt ta điều gì đó thân quen nhưng lại đã từ lâu không thấy, thành thử nó có vẻ ấm áp và dịu dàng. Điểm cuối cùng không thể không đề cập, tuy là nội dung có tính chất văn hóa cổ, sử dụng hệ màu tự nhiên, nhưng tổng hòa lại mang chiều hướng hiện đại, mới - chứ không hề cũ.

Cũng khởi từ cái mạch truyền thống, họa sĩ Lê Thiết Cương chọn giấy dó, vải màn và bột màu để làm chất liệu quan trọng khi sáng tác những bức tranh về Kiều. Là người theo dõi quá trình sáng tạo này của Lê Thiết Cương, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha mô tả: Ngày nào tôi cũng tận mắt chứng kiến Cương chuẩn bị cho cái sự vẽ Kiều, bằng việc tạo ra loại toan vẽ đặc biệt cho riêng mình. Đầu tiên là ngâm giấy dó vào nước cho giãn đều. Khi giấy dó vớt ra gần ráo nước, họa sĩ bôi keo vào bốn mép giấy dán lên một bản gỗ dầy. Dán xong để khô, họa sĩ vẽ phác thảo bằng chì. Xong xuôi mới bắt đầu công đoạn bồi tấm vải màn lên mặt giấy dó. Cương bảo, công đoạn này có gì đó tương tự như nghệ nhân sơn mài bọc vải màn vào tấm gỗ để làm vóc, nhưng lại được gọi bằng một cái tên rất hay là “đánh vải”.

Trong khi đó, với họa sĩ Mai Đại Lưu, 2 năm vừa rồi xảy ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý của mọi người do biến động đời sống hàng ngày gây cho chúng ta sự mệt mỏi. “Sâu trong tâm hồn, tôi muốn đi vào nơi thoát ra khỏi sự ồn ào đấy. Tôi nghĩ đến “trong rừng sâu”. Tôi muốn đưa mọi người quay trở lại nơi khởi thủy của loài người, nơi nguyên thuỷ nhất, suy nghĩ về những điều đã xảy ra”, họa sĩ chia sẻ và thêm rằng, thông qua triển lãm, anh mong muốn mọi người sẽ yêu thiên nhiên hơn, tôn trọng thiên nhiên, môi trường sống của chúng ta, đời sống xã hội và quan tâm đến nhau hơn.

Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Ngàn thước lên cao” cũng vậy, phần lớn được các họa sĩ sáng tác trong giai đoạn dịch Covid-19 căng thẳng. Theo đại diện ban tổ chức: "Ở bối cảnh hiện thực ấy, họa sĩ được quyền chối bỏ những thứ theo họ là phi nghệ thuật để tìm đến vẻ đẹp thực sự. Đó cũng là cơ hội để họ nhìn sâu vào bản thể, kiếm tìm và nhận ra chính mình rõ nét hơn".

“Hạnh phúc xanh” tại thành cổ Sơn Tây

Nhân kỷ niệm 200 năm thành cổ Sơn Tây (Hà Nội) và khai trương tuyến phố đi bộ thứ tư của thành phố Hà Nội, từ ngày 22/4 đến 3/5, Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao Sơn Tây phối hợp Ban Quản lý di tích Sơn Tây tổ chức Triển lãm mỹ thuật “Hạnh phúc xanh”. Triển lãm trưng bày 80 tác phẩm của 40 họa sĩ đến từ nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, mang những phong cách nghệ thuật khác nhau. Các tác phẩm đa dạng về nội dung, được thể hiện theo nhiều trường phái như hiện thực, trừu tượng, ấn tượng, trên nhiều chất liệu như sơn dầu, sơn mài, giấy dó, khắc gỗ, tượng...

Thanh Xuân

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data