hoa-sen-home-mb

Tượng đài và những chuyện khác

Hải Xuân
Hải Xuân  - 
Dư luận đã nhiều lần, nhiều năm bàn thảo về việc dựng tượng đài trong hệ thống di tích và những nơi khác. Nhưng chưa bao giờ vấn đề này hết những chuyện không như mong muốn, thậm chí “dở khóc dở cười”.
aa
Tượng đài và những chuyện khác Phải bảo tồn giá trị di sản khi trùng tu
Tượng đài và những chuyện khác Di sản Cố đô Huế: Trùng tu và bảo tồn

Thời gian vừa qua, dư luận bất bình về việc 17 tượng xi-măng ở công viên Thống nhất bị sơn lại. Đây là sản phẩm tốt nghiệp của các sinh viên trường Đại học Mỹ thuật năm 1960. Mỗi năm, công ty Công viên Thống nhất đều cho sơn lại những bức tượng này bằng màu trắng hoặc màu xi măng để bảo vệ lớp bề mặt. Tuy nhiên, năm nay, Ban quản lý đã tô màu sặc sỡ cho chúng, khiến nhiều người không khỏi giật mình. Những khuôn mặt trắng bệch, đôi chỗ lem nhem. Tóc và mắt được tô đen, môi màu cam hoặc đỏ. Trang phục được tô điểm bằng những màu sắc nổi bật như cam, vàng, xanh lá... Đặc biệt, gương mặt của những bức tượng được dặm màu rất đậm. Trước những phản ứng dữ dội của giới mỹ thuật và người dân, đơn vị chức năng đã cho sơn lại màu trắng.

Tượng đài và những chuyện khác
Dư luận bất bình về việc 17 tượng xi-măng ở công viên Thống nhất bị sơn lại

Mới đây, dự án trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) cũng khiến dư luận xôn xao về biểu tượng đặt trong dự án. Dư luận cho rằng, biểu tượng di tích lịch sử cách mạng Yên Trường được lựa chọn sau một cuộc thi do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức, không đạt chất lượng, thiếu ý tưởng sáng tạo và cần phải được chỉnh sửa lại. Di tích Yên Trường được xếp hạng Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Đây là một trong 3 nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh và cũng là nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930).

Việc xây dựng tượng đài, tượng đặt trong công viên, hay các biểu tượng luôn thu hút sự chú ý của dư luận. Bởi những nơi đặt tượng đài thường là chốn công cộng, người qua lại, du khách đến thăm rất nhiều nên dễ nhận được những đóng góp ý kiến, thậm chí những phản ứng mạnh mẽ khi tác phẩm chưa phù hợp. Song đó chỉ là một khía cạnh. Xây dựng tượng đài nhiều khi bị lạm dụng, trở thành một phong trào phản cảm. Nhiều nơi còn nghèo, đời sống người dân còn khó khăn vất vả nhưng vẫn cố dựng tượng đài hoành tráng. Như huyện Phước Sơn (Quảng Nam) là một trong 56 huyện nghèo nhất nước, đang hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ nhưng xây tượng đài chiến thắng 14 tỷ khiến dư luận có nhiều ý kiến.

Hay UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) vừa xin UBND tỉnh về việc xây dựng tượng đài Bà Triệu tại Khu công viên Quảng trường trung tâm huyện cũng khiến dư luận đặt vấn đề. Công trình tượng đài dự kiến do huyện đầu tư với chiều cao 12-18m, chất liệu đá. Tổng mức đầu tư khoảng 20 tỷ đồng từ ngân sách huyện và nguồn huy động hợp pháp khác. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2020-2023. Trong khi đó, huyện này đang có những vấn đề cần làm rõ về chi tiêu tài chính.

Theo nhiều chuyên gia văn hóa, mỹ thuật, phong trào xây tượng đài ở Việt Nam hiện nay như đang đi trên một con đường riêng biệt, “chẳng giống ai”. Không có một quốc gia nào trên thế giới có một số lượng tượng đài nhiều được xây dựng bằng tiền ngân sách như ở Việt Nam. Chưa nói đến giá trị, thẩm mỹ thì việc một đất nước còn khó khăn về kinh tế, đời sống ở nhiều địa phương còn chưa cao thì điều này là rất đáng suy ngẫm. Năm 2016, các địa phương đã đề xuất lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, xây dựng 58 tượng đài lớn. Bộ đã “loại” gần hết, chỉ trình Chính phủ 7 hạng mục tại 7 địa phương. Và sau đó chỉ còn 6 tượng đài được đồng ý xây dựng. Đó là việc thật đáng mừng. Tất nhiên theo thời gian sẽ còn những đề xuất khác và dư luận lại tiếp tục quan sát, cho ý kiến.

Hải Xuân

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data