Từng con chữ vẽ nên một con người
Đói nghèo luôn nghịch cảnh, nhưng đôi khi sống trong nghịch cảnh chúng ta mới lại giúp con người ta tôi luyện bản thân mình. Giống như gang thép có trải qua ngàn độ lửa mới thành rắn chắc.
![]() |
Tập thơ “Vỡ cùng hy vọng” của Ngọc Lê Ninh |
Đối với cậu bé Lê Ngọc Ninh, cái đói, cái khổ đã tôi luyện cho cậu một ý chí hiếu học và tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu. Từ khi ngồi trên ghế trường phổ thông, không những là cậu học trò thông minh sáng dạ Ngọc Lê Ninh còn rất yêu thơ ca và đã chập chững làm thơ. Năm 1987, khi bước chân vào giảng đường của trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, ngoài tri thức về khoa học tự nhiên và lòng quyết tâm hiếu học Lê Ngọc Ninh còn mang theo tình yêu thơ vào trường kỹ thuật vốn được mệnh danh là khô khan, cứng nhắc.
Nhưng tình yêu thơ của Lê Ngọc Ninh đôi khi đã phải nhường chỗ cho những khó khăn thường nhật của đời sống. Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1992, Lê Ngọc Ninh đành phải gác lại tình yêu với thơ ca để về công tác tại trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên theo đúng như chuyên ngành đào tạo của mình. Những năm đầu thập niên 90 là thế, khi đất nước còn mới bước vào giai đoạn mở cửa, thiếu thốn trăm bề.
Việc đầu tiên của tất thảy mọi người, mọi nhà là lo cái ăn, cái mặc, chứ ai đủ cái bay bổng của tâm hồn để nghĩ cho thơ. Nhuận bút một bài thơ khi ấy khéo còn chẳng đủ cho một bữa cơm đạm bạc. Trong khi gánh nặng cơm áo đang đặt lên vai chàng trai hai mươi ba tuổi khi ấy đâu phải nhẹ nhõm gì. Lê Ngọc Ninh không chỉ phải nuôi bản thân mà còn phải phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học.
Theo ngành Mỏ - Địa chất tuy chẳng thể giàu có, nhưng ít ra cũng cho chàng trai trẻ một mức lương ổn định hàng tháng để trang trải cho cuộc sống. Bao mộng ước với thơ ca của con người hừng hực đam mê ấy đành phải gác lại trong tiếc nuối.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm còn nhớ như in cái ngày chàng trai trẻ Lê Ngọc Ninh đến gặp ông và tâm sự với giọng buồn bã: “Em yêu thơ lắm, nhưng vì cuộc sống nghèo quá nên phải dứt áo thơ ra đi, để cùng với kiến thức thầy cô trang bị lao vào cuộc sống đời thường anh Cầm ạ!”.
Thế rồi sau gần ba mươi năm vất vả với cuộc mưu sinh cơm áo, Lê Ngọc Ninh trở lại tìm về với thơ và thực sự là một Ngọc Lê Ninh tha thiết và tràn đầy nhiệt huyết với thi ca như thuở nào. Tập thơ “Vỡ cùng hy vọng” như một món quà để anh đáp đền những gì mình “mắc nợ” với thơ ca.
Không quá khoa trương, kiểu cách, hay vòng vo, đánh đố độc giả về câu từ, ngữ nghĩa, thơ Ngọc Lê Ninh chân thành, mộc mạc, đây đó pha chút trầm tư như chính con người anh. “Vỡ cùng hy vọng” là tuyển tập thơ gồm ba mươi bài được chọn lọc trong những sáng tác của Ngọc Lê Ninh từ khi còn trẻ. Không chỉ đơn thuần là một tập thơ, Vỡ cùng hy vọng giống như một góc nhật ký về thế hệ thanh niên những năm chín mươi mà Ngọc Lê Ninh là một đại diện.
Khi đọc những bài thơ tình của Ngọc Lê Ninh trong tập Vỡ cùng hy vọng chắc hẳn độc giả sẽ có một cảm giác rất lạ. Mỗi bài thơ là một tâm thế và giọng điệu khác nhau, như thể tác giả đang thủ thỉ kể ta nghe về những cung bậc cảm xúc khác nhau của tình yêu: có rụt rè, e thẹn, có nhớ nhung, hờn giận… tất cả đan cài vào nhau tạo nên một bản tình ca dạt dào của tuổi trẻ. Tuy các bài thơ trong tập Vỡ cùng hy vọng được sáng tác cách đây hơn hai mươi năm nhưng ta thấy âm điệu và không khí thơ không hề cũ. Cái rạo rực, tha thiết của tình yêu tuổi hai mươi vẫn bung tỏa trong từng câu chữ:
Biển đã dâng yêu thì núi phải mòn tình
Đừng chần chừ đừng quay ngoắt lặng thinh
Mà nỗi nhớ trói thời gian ngạt thở
(Hãy yêu đừng e ngại)
Đó cũng có thể là sự dữ dội đã lên đến đỉnh điểm của hai con tim sơn trẻ đang khao khát yêu đương. Chúng như muốn “tháo cũi, sổ lồng” để tự do được đến bên nhau đập những nhịp của khát khao:
Khi tình yêu vùng dậy
Đêm vỡ tan thành ngày
Gió vùng vằng đôi tay
Cuống cuồng tìm lá đổ
(Khi tình yêu vùng dậy)
Có thể nói thơ Ngọc Lê Ninh là một bức tranh sống động nhưng không kém phần chân thực về đời sống. Không lập thuyết, hay giảng giải triết lý đời sống, đơn giản Ngọc Lê Ninh chỉ đang thủ thỉ kể cho độc giả những câu chuyện đời giản dị. Như cái cách những người bạn vẫn ngồi bên ấm trà kể chuyện cho nhau nghe. Qua đó, ta thấy cuộc đời bỗng trở nên tươi đẹp biết bao, đáng sống biết bao.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
