TTKDTM khu vực nông thôn phải hiện đại nhưng dễ sử dụng
![]() | TTKDTM khu vực nông thôn: Ứng dụng mô hình thanh toán hiện đại, dễ sử dụng, phù hợp |
![]() | Phát triển đồng bộ giải pháp TTKDTM |
![]() |
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: NVL |
90% dân sử dụng tiền mặt trong chi tiêu hàng ngày
Song song với chủ trương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) nói chung, Chính phủ cũng quan tâm chỉ đạo phát triển TTKDTM ở khu vực nông thôn. Tại Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã xác định mục tiêu “Tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020”, đồng thời đề ra giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển TTKDTM ở khụ vực nông thôn.
Nhưng thực tế, ông Lưu Quang Định - Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt cho hay, hiện 40% số dân Việt Nam đã có tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn còn tới 90% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 99% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền.
Ông Định cũng nhận thấy, nông dân chưa thật sự quan tâm tới hình thức TTKDTM, vẫn giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt. Thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu bám rễ trong suy nghĩ của bà con nông dân, muốn thay đổi sang phương thức thanh toán hiện đại cần phải làm rất nhiều việc: Từ nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực của các tổ chức tín dụng, đẩy mạnh truyền thông.
CMCN 4.0 đã tạo ra nhiều cơ hội để phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, dễ sử dụng với chi phí thấp, phù hợp với địa bàn nông thôn. NHNN đang phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất các chính sách phát triển ngành ngân hàng để thích ứng với CMCN 4.0. Đồng thời, NHNN đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan, cùng sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, tập trung nghiên cứu xây dựng Chiến lược Tài chính Toàn diện Quốc gia tại Việt Nam nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, trong đó lĩnh vực TTKDTM ở khu vực nông thôn đóng vai trò trọng yếu... (Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh) |
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, NHNN đã xây dựng và triển khai Đề án thí điểm phát triển một số hình thức TTKDTM ở khu vực nông thôn. Theo đó, NHNN đã cho phép thí điểm một số mô hình dịch vụ thanh toán dựa trên sự hợp tác của các NHTM với các tổ chức khác thông qua sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng, phù hợp với địa bàn nông thôn để mở rộng, thúc đẩy TTKDTM trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và nỗ lực của các NHTM, các tổ chức phi ngân hàng, TTKDTM ở khu vực nông thôn đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, Phó Thống đốc cũng thừa nhận vẫn còn nhiều việc phải làm. Từ việc phải đánh giá đúng thực trạng phát triển TTKDTM ở khu vực nông thôn hiện nay; qua đó sẽ có những trao đổi, thảo luận để đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm đẩy mạnh TTKDTM ở khu vực này thời gian tới.
Thay đổi nhận thức, ứng dụng công nghệ
Chia sẻ tại hội nghị, ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, hoạt động TTKDTM tại Việt Nam nói chung đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ: khuôn khổ pháp lý ngày càng được hoàn thiện; cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ TTKDTM đã có bước phát triển theo hướng hiện đại; các phương tiện và dịch vụ thanh toán phát triển đa dạng, nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đã ra đời, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán cũng như yêu cầu của nền kinh tế; nhận thức, thói quen của người dân, doanh nghiệp về TTKDTM có sự chuyển biến mới.
![]() |
Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: NVL |
Đại diện Vụ Thanh toán cũng thông tin, NHNN đã xây dựng và triển khai Đề án thí điểm một số hình thức TTKDTM ở khu vực nông thôn, sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng, phù hợp với địa bàn nông thôn. Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ TTKDTM tiếp tục được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán điện tử được coi trọng và tăng cường; số lượng ATM, POS tiếp tục tăng lên.
Để thúc đẩy TTKDTM, ông Sơn cho rằng một trong những việc cần quan tâm là xây dựng và triển khai Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số. Tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm theo hướng đơn giản, tiện lợi, dễ sử dụng, giảm chi phí, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của người dân và doanh nghiệp. Nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, dân cư vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp…
Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam ông Phạm Tiến Nam thì cho rằng muốn phát triển TTKDTM thì trước hết phải giúp cho mỗi người dân hiểu rõ những tiện ích của phương tiện thanh toán này. Nếu người dân có hiểu biết đầy đủ hơn, họ sẽ cảm thấy an toàn hơn, thuận tiện và thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ đó tất yếu nảy sinh nhu cầu sử dụng.
Cùng chung nhận định, TS. Đỗ Hoài Linh, Viện Ngân hàng tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân cũng chia sẻ: Đẩy mạnh phát TTKDTM ở khu vực nông thôn, cần phải nghiên cứu đặc điểm, điều kiện ở khu vực này. Bởi những người dân nông thôn là đối tượng có thu nhập thấp, lại có thói quen dùng tiền mặt nhiều nên để thay đổi một sớm một chiều là không dễ dàng. “Thêm nữa, giá trị của các khoản giao dịch, thanh toán thường rất thấp nên cần phải nghiên cứu những công cụ nào phù hợp với những đặc điểm này”, TS. Đỗ Hoài Linh cho hay.
Tại Hội nghị, một số diễn giả đã đề xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ nhằm đẩy mạnh TTKDTM khu vực nông thôn. Đơn cử, ông Trần Duy Diễn, đại diện Công ty Công nghệ viễn thông Viettel chia sẻ, với mục tiêu là phổ cập dịch vụ tài chính cá nhân cho mọi người dân như đã từng làm với viễn thông di động, Viettel đã và đang phát triển mở rộng các điểm chấp nhận thanh toán. Theo đó, mục tiêu triển khai 300.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc, phủ được 100% các quận huyện và 80% các phường xã đáp ứng nhu cầu nạp tiền, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thanh toán các dịch vụ mua sắm hàng ngày: tại siêu thị, chuỗi bán lẻ, kinh doanh cá thể. “Ngoài ra, Viettel hợp tác với Quỹ phát triển và bảo vệ môi trường rừng (Bộ NN&PTNT và tại các tỉnh) để chi trả tiền cho các hộ trồng từng thông qua sản phẩm ViettelPay, đại diện Viettel nói.
Một trong những đột phá được đại diện Viettel đưa ra trong giải pháp TTKDTM khu vực nông thôn chính là tạo sàn sản phẩm nông nghiệp địa phương kết nối giữa người bán và người mua (từ nông thôn – thành thị) thông qua hệ thống kênh phân phối thương mại điện tử với hy vọng tới đây TTKDTM sẽ có sự đột phá.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
