Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
![]() |
Đồng bạc xanh giảm mạnh khi niềm tin vào nền kinh tế Mỹ sụp đổ, thúc đẩy nhà đầu tư bán tháo USD để tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn như đồng yên Nhật, franc Thụy Sĩ, euro và vàng.
Chỉ số đô la Mỹ (DXY) giảm tới 1,2%, xuống dưới mức 100 – mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023, phản ánh làn sóng tránh rủi ro sau chính sách thuế quan bất định của Tổng thống Donald Trump.
So với đồng yên, USD giảm 0,57% xuống 143,63 yên đổi một USD.
Tương tự, so với franc Thụy Sĩ, USD giảm 0,36% xuống 0,8211 franc đổi một USD.
Dữ liệu mới công bố cho thấy lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt rõ rệt trong tháng Ba, phản ánh sức mạnh và khả năng chống chịu bền bỉ của nền kinh tế, ngay trước thềm loạt biện pháp thương mại cứng rắn mà Tổng thống Donald Trump chuẩn bị thực thi.
Thông tin này hẳn sẽ thắp lên hy vọng rằng chi phí sinh hoạt của người dân Mỹ không còn tiếp tục leo thang. Tuy nhiên, báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vừa được công bố có lẽ là một ví dụ nữa về “những gì có thể đã xảy ra” đối với nền kinh tế Mỹ.
Cụ thể, CPI tháng Ba cho thấy lạm phát tại Mỹ đã xuống mức 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 2,8% trong tháng Hai, đúng vào thời điểm các nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường và người tiêu dùng toàn cầu đang căng mình chuẩn bị ứng phó với đợt tăng thuế nhập khẩu mạnh nhất của Mỹ trong hơn 100 năm qua.
Nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng, dữ liệu CPI lần này có thể là mức đáy của lạm phát trong năm nay, khi các đợt áp thuế quy mô lớn và toàn diện của chính quyền Trump đe dọa làm đảo lộn trật tự thương mại toàn cầu, khiến hàng nhập khẩu tăng chi phí và kéo theo giá sản phẩm tiêu dùng tăng mạnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế tương hỗ với nhiều quốc gia trong 90 ngày, giữ mức cơ bản 10%, nhưng tăng thuế với Trung Quốc, làm leo thang căng thẳng với Bắc Kinh.
Đồng nhân dân tệ trong giao dịch hải ngoại giảm 0,2% xuống 7,2957 nhân dân tệ đổi một USD, sau khi chạm đáy kỷ lục đầu tuần rồi phục hồi mạnh vào thứ Năm.
Ông Chris Weston từ Pepperstone nhận định: “Có một làn sóng bán USD rõ rệt khi đồng tiền này mất đi sức hấp dẫn. Động thái này giống như dòng tiền hồi hương từ các thực thể nước ngoài, do rủi ro hệ thống gia tăng và vốn rút khỏi Mỹ - tâm điểm bất ổn của thị trường”. Việc tỷ giá USD/CNH yếu hơn củng cố xu hướng này.
Chứng khoán Phố Wall lao dốc qua đêm, đảo ngược đà phục hồi hôm thứ Tư sau thông báo hoãn áp thuế của ông Donald Trump. Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm bị bán mạnh, đẩy lợi suất tăng với mức thay đổi hàng tuần lớn nhất kể từ năm 2001.
Đồng euro tăng 0,81% lên 1,1292 USD/EUR.
Bảng Anh tăng 0,35% lên mức 1,3016 USD.
Đô la Canada giao dịch ở mức 1,3943 đô la Canada đổi một USD, giảm 0,29%.
Đô la Úc tăng 0,19% lên mức 0,6236 USD.
Đô la New Zealand tăng mạnh 2,29% lên mức 0,5772 USD
Kể từ khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1, ông Donald Trump đã nhiều lần đe dọa áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các đối tác thương mại. Tuy nhiên cách tiếp cận thất thường của ông Donald Trump - đe dọa thuế quan rồi rút lại vào phút chót - làm bối rối các nhà lãnh đạo toàn cầu và doanh nghiệp, khiến dự báo kinh tế trở nên bất khả thi.
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng
![[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/07/infographic-ty-gia-tinh-cheo-cua-dong-viet-nam-voi-mot-so-ngoai-te-de-xac-dinh-tri-gia-tinh-thue-tu-10-164-20250410075435.jpg?rt=20250410075437?250410075759)
[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4
