agribank-vietnam-airlines

Agribank và hành trình hơn 3 thập kỷ với những thành tựu vượt bậc

Huyền Thanh
Huyền Thanh  - 
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn (tam nông) luôn giữ vai trò trọng yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là nền tảng vững chắc để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững. Trải qua 37 năm hình thành và phát triển, Agribank luôn khẳng định là NHTM hàng đầu, chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.
aa
Đồng vốn Agribank - động lực cho khởi nghiệp thành công Agribank tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam

Đẩy mạnh tín dụng chính sách phát triển “tam nông”

Là NHTM Nhà nước, trải qua mỗi thời kỳ phát triển với những tên gọi khác nhau, Agribank luôn gương mẫu đi đầu thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ của Chính phủ, NHNN; tích cực đồng hành và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, góp phần triển khai có hiệu quả Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh kinh tế đất nước.

Ngay từ khi ra đời, ngân hàng đã thực hiện hỗ trợ chính sách “khoán 10” trong nông nghiệp bằng việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai chương trình cho vay thí điểm hộ nông dân, các chương trình cho vay xuất khẩu lương thực, phát triển nông sản, cho vay kinh tế hộ, các chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo… Agribank triển khai quyết sách quan trọng cho vay theo Nghị định 41 sau đó là Nghị định 55 và nay là Nghị định 116 về phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 67 về phát triển khai thác thủy sản, đánh bắt cá xa bờ; chương trình tái canh cây cà phê; cho vay xây dựng nông thôn mới… Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, là kênh dẫn vốn chủ lực phục vụ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, từng bước nâng cao đời sống và hiện thực hóa những ước mơ làm giàu của người dân trên chính mảnh đất quê hương.

Trong những năm qua, nhận thức sâu sắc về những nguy cơ khi nền nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ biến đổi khí hậu, Agribank đi đầu thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN về thúc đẩy tín dụng xanh thông qua triển khai sớm nhất gói tín dụng 50 nghìn tỷ đồng đầu tư cho tín dụng nông nghiệp sạch, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kết nối tham gia chuỗi liên kết giá trị. Agribank không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, áp dụng công nghệ, rút gọn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn; tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay và mở rộng vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, giúp khách hàng tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng. Ngân hàng cũng tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các bộ ban ngành nhằm triển khai các dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng liên quan đến vấn đề như: tiếp cận vốn, tài sản thế chấp… ngay từ khi hình thành dự án.

Agribank đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn thông qua các chương trình, đề án, dự án do Bộ quản lý, chủ trì, triển khai thực hiện, trong đó có đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Agribank đã triển khai Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL tới các cá nhân, hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia đề án với mức lãi suất ưu đãi tối thiểu 1%/năm so với lãi suất cho vay của kỳ hạn tương ứng đang áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng. Các chi nhánh Agribank trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố thực hiện đề án đã chủ động tiếp cận, tư vấn, cung cấp thông tin tới các khách hàng tham gia đề án về chính sách, quy trình, thủ tục tín dụng, sản phẩm dịch vụ ngân hàng; đồng thời nắm bắt nhu cầu vay vốn và hoàn thiện sản phẩm tín dụng phù hợp. Thủ tục giải ngân qua Agribank nhanh gọn, tất cả được thực hiện trên môi trường số, không gian mạng, nông dân, doanh nghiệp không phải trực tiếp đến trụ sở làm thủ tục hay nhận tiền mặt mà được ngân hàng chuyển vào tài khoản, giúp khách hàng không phải chờ đợi, không tốn thời gian và chi phí đi lại.

Agribank hướng tới ngân hàng chuyên nghiệp và hiện đại với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm”
Agribank hướng tới ngân hàng chuyên nghiệp và hiện đại với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm”

Chủ động đồng hành cùng khách hàng

Thời gian qua, trước tình hình kinh tế chính trị toàn cầu có nhiều biến động ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế trong nước, đặc biệt là trong thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, hay mới đây nhất là cơn bão số 3 (Yagi), Agribank đã ngay lập tức hành động, chia sẻ tối đa cùng khách hàng vượt qua khó khăn bằng việc triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả để doanh nghiệp và người dân duy trì sản xuất kinh doanh. Ngân hàng tập trung tăng trưởng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực thiết yếu, các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ; các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ.

Cùng với đó, Agribank kịp thời tháo gỡ khó khăn, gia tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp; tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng. Agribank luôn là ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay nhiều nhất trong hệ thống. Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí giữ nguyên nhóm nợ theo chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN, chủ động nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn do chịu tác động từ nền kinh tế, nhưng Agribank chấp nhận cắt giảm hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, đồng hành với người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phục hồi.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn tích cực phát huy trách nhiệm với cộng đồng thông qua các chương trình an sinh xã hội. Hàng năm, Agribank dành kinh phí hàng trăm tỷ đồng thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội, tập trung vào các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tài trợ giáo dục, y tế, giao thông; quan tâm chia sẻ và hỗ trợ người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, đối tượng yếu thế còn nhiều khó khăn và góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh…

Không chỉ ưu tiên tập trung nguồn vốn tín dụng phát triển kinh tế, Agribank còn đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh doanh đa dịch vụ theo định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng dịch vụ hàng đầu với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm”. Ngân hàng đã mở rộng kết nối, ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 2.300 đối tác là các Tập đoàn, Tổng công ty, các trường học, bệnh viện, công ty fintech, các sàn thương mại điện tử, ví điện tử…, góp phần tích cực phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, là ngân hàng có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số ngành Ngân hàng.

Nhờ phát huy sức mạnh toàn hệ thống, đoàn kết, nỗ lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, Agribank luôn vượt qua khó khăn, tăng trưởng vượt bậc. Thời gian tới, tình hình kinh tế thế giới, trong nước còn nhiều thách thức và hoạt động của hệ thống ngân hàng tiếp tục phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Với vai trò đầu tàu của một NHTM Nhà nước phục vụ đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tiên phong thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ của Chính phủ, của NHNN, Agribank cam kết đồng hành, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế. Theo đó, ngân hàng sẽ chủ động cân đối để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ hỗ trợ khách hàng, nhất là doanh nghiệp; cải tiến, đơn giản hóa thủ tục quy trình cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Đồng thời, triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp, phục vụ cho các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Năm 2024, Agribank hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được NHNN giao, kết quả đạt cao nhất sau 04 năm triển khai Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt 2,2 triệu tỷ đồng, tăng gần 10%; nguồn vốn đạt trên 2 triệu tỷ đồng, tăng 7,6%; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 11%. Trong đó 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển “tam nông”, chú trọng dành nguồn vốn phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, phát triển công nghiệp, kinh doanh bất động sản, hoạt động tiêu dùng, dịch vụ… Agribank được Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận với nhiều giải thưởng quan trọng: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất, Cờ thi đua, Bằng khen; các tổ chức uy tín trong nước, quốc tế đánh giá cao, vinh danh Agribank trong Top 10 Thương hiệu ngân hàng Việt Nam trong 500 thương hiệu ngân hàng lớn nhất toàn cầu, Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500)...
Huyền Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nhận định, việc Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT – thông qua hệ thống VioEdu – phối hợp tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” giúp mang đến một mô hình giáo dục tài chính thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với các em học sinh.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data