agribank-vietnam-airlines

Trầu cau Quan họ: Nét văn hoá đặc sắc miền Kinh Bắc

Bình Minh
Bình Minh  - 
Không biết tự khi nào, trong phong tục, văn hoá giao tiếp của người Việt, miềng trầu đã là “đầu câu chuỵên”...
aa
Thi hát dân ca quan họ: Bắc Ninh “đến hẹn lại lên”
Gánh trầu cau của ngoại

Miếng trầu chứa đựng nhiều tình cảm, nhiều ý nghĩa thiêng liêng, gắn bó thân thiết trong tâm hồn mỗi người. Không chỉ là món quà quê đậm đà dung dị dùng để tiếp khách hàng ngày, trầu cau còn góp mặt trong hầu hết mọi lễ nghi truyền thống, là món sính lễ không thể thiếu trong đám hỏi hay cưới xin.

Trầu cau Quan họ: Nét văn hoá đặc sắc miền Kinh Bắc
Trầu têm cánh phượng - nét văn hoá đặc sắc miền Kinh Bắc

Tác giả Phan Kế Bính trong sách “Việt Nam phong tục” đã viết “Trầu cau là đầu các sự lễ nghĩa. Phàm việc tế tự, tang ma, cưới xin, việc gì cũng lấy miếng trầu làm trọng”. Còn trong dân gian, miếng trầu đi đôi với lời chào, lời thăm hỏi hay làm quen: "Tiện đây ăn một miếng trầu, Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là, Có trầu mà chẳng có cau, Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm".

Người xưa thường quan niệm “Miếng giầu nên dâu nhà người”. Nhận trầu của “Người ta” tức là bằng lòng làm vợ, làm dâu con nhà người ta rồi. Vì vậy mẹ cha thường dăn dạy con gái rằng không nên dễ dãi mỗi khi nhận trầu “Ví dầu duyên nợ nên chăng, Làm thân con gái chớ ăn giầu người”. Trong quan hệ xã hội, miếng trầu còn như thể hiện tình người nặng nhẹ, nông sâu “Yêu nhau cau sáu bổ ba, Không yêu cau sáu bổ ra làm mười”. Thế nhưng khi được mời trầu, hễ thấy miếng cau to mà vội cầm thì cũng chưa hẳn là người trải nghiệm, giầu vốn sống, vì rằng “Thân em như miếng cau khô, Người thanh thích mỏng, kẻ thô tham dày”.

Nếu như trong dân gian “Miếng giầu nên dâu nhà người” thì trong văn hoá nơi miền quê Kinh Bắc - Bắc Ninh, miếng giầu têm cánh phượng còn hàm chứa, biểu đạt cách đối nhân xử thế trọn nghĩa vẹn tình của người Quan họ, nhất là trong các canh hát giao duyên hay sinh hoạt văn hoá cộng đồng miền Quan họ. Để tỏ thịnh tình và khoe tài đảm đang tháo vát, việc têm trầu đón khách của người Quan họ luôn được thực hiện hết sức khéo léo, công phu. Mỗi miếng trầu cánh phượng được têm chẳng khác nào một “công trình nghệ thuật” như ẩn chứa cả tấm lòng của gia chủ.

Chính vì vậy mà việc chọn lựa cau già hay non, cau tròn hay thoi nhất thiết phải được xem xét kỹ lưỡng. Với lá trầu cũng vậy, phải là lá bánh tẻ, vì lá già quá khi cuộn gập sẽ dễ gãy, non thì mềm khó têm. Chọn vỏ phải chọn khúc to, mầu cánh sen để có thể phức hợp tạo ra một miếng trầu cánh phượng với sự hài hoà về sắc mầu, tôn lên vẻ đẹp của “Trầu xanh, cau trắng, chay (vỏ) hồng”.

Giữa hội xuân rộn ràng náo nức, cùng với miếng trầu cánh phượng tươi duyên, Quan họ liền anh lịch thiệp tình tứ mời Quan họ liền chị xơi trầu bằng những lời giao tiếp vừa tinh tế vừa trân trọng, khiêm nhường: “Nhất niên nhất lệ, năm mới tháng xuân anh em chúng tôi đi hội cầu may, tình cờ lại gặp người đây. Xin mời đương Quan họ xơi khẩu giầu rồi cất lên đôi câu. Trước là để ngày xuân gặp nhiều may mắn, sau là để anh em chúng tôi được học đòi đôi lối, đôi câu đấy ạ…”.

Được lời như mở tấm lòng, các liền chị Quan họ nếu tỏ ý nhận lời ca hát giao duyên với bên mời trầu thì sẽ đáp lời “Ngày xuân thong thả, chị em chúng em đi hội cầu may, tình cờ lại gặp người đây. Đương Quan họ liền anh mời ăn giầu thì chị em chúng em xin nhận ạ…”. Và việc nhận trầu chỉ được thực hiện khi giữa liền anh, liền chị dường như đã tìm thấy sự “tâm đầu ý hợp”, mở đầu cho canh hát giao duyên mê đắm lòng người nơi Đông hội.

Tuy vậy, không phải tất cả các lần mời trầu của đương Quan họ liền anh đều nhận được sự “phúc đáp” của liền chị với thành ý mở ra canh hát hội. Thực tế ở nhiều lễ hội miền Quan họ xưa, không hiếm trường hợp đương Quan họ liền chị khéo léo từ chối lời mời trầu của đương Quan họ liền anh.

Theo các bậc cao niên nơi đây, lý do không nhận trầu thường xuất phát từ nguyên nhân: Cùng đi du xuân trẩy hội, Quan họ liền chị đã có bạn hẹn hò, đang đi tìm mà chưa gặp. Hoặc giả “để giữ hoà khí”, vẹn tình giao hảo, các liền chị không muốn đón nhận “Đầu câu chuyện” khi thấy rằng liền anh bên ấy hát hay đàn giỏi, lắm vốn nhiều bài, tài năng khó bề sánh kịp. Tương quan mà nói sẽ là “Người như trăng sáng khắp nơi, Em như đom đóm dạo chơi bờ rào” nên đâu dễ nhận trầu để mà đối đáp vui ca. Hay nếu như đương Quan họ liền anh tài non vốn mỏng, khó lòng đủ sức vui ca khi liền chị ra vài vế đối, các anh đã khó tìm ra lời đối đáp thì canh hát còn gì là vui.

Nói vậy, nhưng dù đương Quan họ liền anh có nhiều câu hay ít vốn, có “tài năng vượt trội” hay lần đầu đi hát giao duyên thì khi từ chối nhận trầu, đương Quan họ liền chị vẫn nhất nhất khiêm nhường, trọng bạn mà rằng: “Miếng giầu ăn nặng như chì, Ăn rồi sau biết lấy gì trả ơn”; và “Chị em chúng em còn cả sữa non măng, Ăn giầu đã vậy, biết nói năng thế nào”.

Với người Quan họ, dẫu là nơi Đông hội hay trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng, dù rằng có muốn đón nhận “Đầu câu chuyện”, khơi mở tình cảm trong canh hát giao duyên thì Quan họ liền chị cũng đâu thể cho phép mình nhận trầu ngay từ lời mời đầu tiên. Đó chính là nét duyên dáng, ý nhị nhưng không kém phần sâu sắc trong lối giao tiếp, đạo xử thế thường thấy của các liền chị nơi miền quê Quan họ vốn luôn được bao thế hệ trao truyền, gìn giữ và phát huy.

Bình Minh 

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data