agribank-vietnam-airlines

Trách nhiệm của Việt Nam trong tuân thủ các khuyến nghị và thực hiện nghĩa vụ quốc tế về PCRT

Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 190 quốc gia trên toàn cầu đã cam kết thực thi các Khuyến nghị của FATF thông qua mạng lưới các tổ chức liên kết khu vực kiểu FATF (FSRB) như Nhóm Châu Á-Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG), Lực lượng đặc nhiệm tài chính vùng Caribe (CFATF), Nhóm Á Âu (EAG)....
aa

Trong xu thế hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, tốc độ luân chuyển các luồng vốn giữa các nước tăng mạnh, các hành vi và thủ đoạn rửa tiền cũng biến đổi ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.

Theo Văn phòng Quốc gia phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc - UNODC, số tiền được coi là “rửa tiền” trên toàn cầu ước tính trung bình khoảng 2,4 nghìn tỷ đô la Mỹ một năm và số lượng thực tế bị phát hiện mới chỉ chiếm chưa đến 1%). Hầu hết các quốc gia trên toàn cầu đã ban hành các quy định pháp luật để ngăn chặn các hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố, đồng thời hướng tới mục tiêu thu hồi tối đa tiền, tài sản có được từ hoạt động phạm tội.

Các quy định đó về cơ bản được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí (PCRT/TTKB/TTPBVK) do Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) ban hành (hay còn được gọi là các Khuyến nghị của FATF).

FATF là một cơ quan liên chính phủ được thành lập vào năm 1989, đưa ra các chuẩn mực và thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả công tác PCRT/TTKB/TTPBVK và những hiểm họa có liên quan khác.

Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 190 quốc gia trên toàn cầu đã cam kết thực thi các Khuyến nghị của FATF thông qua mạng lưới các tổ chức liên kết khu vực kiểu FATF (FSRB) như Nhóm Châu Á-Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG), Lực lượng đặc nhiệm tài chính vùng Caribe (CFATF), Nhóm Á Âu (EAG)....

Các Khuyến nghị của FATF về PCRT/TTKB/TTPBVK không ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế nhưng đưa ra tổ hợp các biện pháp toàn diện và gắn bó chặt chẽ mà các quốc gia cần thực hiện nhằm chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Trên cơ sở thực thi của các quốc gia, thông qua các đợt đánh giá đa phương của các tổ chức khu vực, FATF có thể đưa các quốc gia không tuân thủ các khuyến nghị trên vào danh sách bị rà soát thường xuyên hay danh sách tăng cường khi quốc gia đó có những thiếu hụt trong khuôn khổ pháp lý và hiệu quả thực thi công tác PCRT/TTKB/TTPBVK.

trach nhiem cua viet nam trong tuan thu cac khuyen nghi va thuc hien nghia vu quoc te ve pcrt
Ảnh minh họa

Năm 2007, Việt Nam là thành viên chính thức của Nhóm Châu Á Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG), thành viên liên kết của FATF, là một tổ chức liên chính phủ hợp tác trong lĩnh vực chống rửa tiền, hoạt động theo mô hình FSRB tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Với tư cách là thành viên của APG, theo quy trình đánh giá đa phương về cơ chế chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố đối với các nước thành viên, Việt Nam đã trải qua 02 đợt đánh giá đa phương lần thứ nhất của APG vào năm 2009 và lần thứ hai vào năm 2019.

Trên cơ sở những thiếu hụt đã được chỉ ra tại các bản báo cáo đánh giá đa phương liên quan đến khuôn khổ pháp lý cũng như hiệu quả thực thi của công tác PCRT/TTKB/TTPBVK tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và các bộ, ngành, các đơn vị liên quan đã nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ cho khủng bố và qua đó đã nỗ lực triển khai ngày càng có hiệu quả hơn công tác này thông qua việc ban hành và triển khai có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian qua như: Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống khủng bố, Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11/11/2019 về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và các thông tư, văn bản hướng dẫn dưới Luật.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đẩy mạnh hơn nữa việc giám sát việc thực thi các quy định về PCRT/TTKB/TTPBVK đối với khu vực tư nhân, đặc biệt là các lĩnh vực mới nổi mà tội phạm có khả năng sử dụng để thực hiện các hành vi RT/TTKB/TTPBVK như tài sản ảo, cho vay ngang hàng, các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công nghệ mới.

Bên cạnh những nỗ lực của các cơ quan, ban ngành và tổ chức trong nước, việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế với các cơ quan phòng chống tội phạm các nước là một trong những yếu tố then chốt để thực hiện công tác PCRT/TTKB/TTPBVK một cách hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển.

Bộ luật tố tụng hình sự và Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 là những văn bản luật được Quốc hội ban hành quy định lĩnh vực tương trợ tư pháp. Luật là bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong công tác hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp. Có thể nói, đến nay Việt Nam đã có khung pháp lý tương đối toàn diện và phù hợp đối với lĩnh vực tương trợ tư pháp hình sự, dân sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và trao đổi thông tin giữa cơ quan phòng chống rửa tiền, cơ quan thực thi pháp luật liên quan tới các tội phạm rửa tiền, tội phạm nguồn của tội rửa tiền.

Khung pháp lý này được tăng cường bởi các cơ chế hợp tác song phương và đa phương để đảm bảo công tác hợp tác quốc tế chính thức và không chính thức nhằm trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện công tác PCRT/TTKB/TTPBVK với các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập một số tổ chức quốc tế lớn về phòng, chống rửa tiền trong khu vực, tham gia các Công ước quốc tế và phê chuẩn thực hiện các công ước như Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các loại ma túy và chất hướng thần năm 1988 (Công ước Viên), Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước Palermo), Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (Công ước Merida), Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia…, tham gia Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự khối ASEAN, ký kết nhiều Hiệp định song phương, đa phương về tương trợ tư pháp và dẫn độ.

Đặc biệt, thực hiện kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020 ban hành theo Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 30/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã chính thức gia nhập Mạng lưới liên cơ quan thu hồi tài sản Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ARIN-AP) vào tháng 12/2020.

Trong trao đổi thông tin với các nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký các bản ghi nhớ về trao đổi thông tin nhằm chống tội phạm rửa tiền với 09 quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia…Việt Nam đã thể hiện sự sẵn sàng và quyết tâm hội nhập quốc tế trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm rửa tiền nói riêng, bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính, là cơ sở quan trọng cho các tổ chức quốc tế đánh giá đầy đủ, toàn diện về cơ chế PCRT/TTKB/TTPBVK của Việt Nam.

Tuy nhiên, hiệu quả trong hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PCRT/TTKB/TTPBVK cần phải tiếp tục được tăng cường, đặc biệt phải đẩy mạnh trao đổi thông tin giữa cơ quan đầu mối thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam (Cục Phòng, chống rửa tiền – Ngân hàng Nhà nước) với các cơ quan thực thi pháp luật khác như cơ quan Thuế, Hải quan, Công an, Quốc phòng… và các đối tác nước ngoài nhằm phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia nói chung, tội phạm rửa tiền nói riêng./.

Phòng hợp tác quốc tế về PCRT- Cục Phòng chống rửa tiền

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data