TP. HCM: Tìm ngành trọng tâm để phát triển công nghiệp
![]() | TP. HCM: Xin lùi thời hạn sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã |
![]() | Nguồn kiều hối về TP. HCM 8 tháng năm 2019 đạt 3,65 tỷ USD |
![]() |
Cần lựa chọn chính xác các ngành công nghiệp trọng tâm để ưu tiên phát triển |
Với tốc độ tăng trưởng bình quân 9,22%/năm, mức tăng trưởng của bốn ngành công nghiệp trọng yếu của TP.HCM tăng cao hơn mức tăng trưởng kinh tế thành phố (8,32%/năm). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giai đoạn 2016 - 2020 ước tăng bình quân 7,86%/năm, trong đó, chỉ số sản xuất của 4 ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 8,56%/năm, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp. Mạng lưới các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã được hình thành và cơ bản đã tạo tiền đề cho các ngành công nghiệp khác phát triển.
Trong đó, Khu Công nghệ cao thành phố là hạt nhân thu hút đầu tư của các tập đoàn, công ty sản xuất công nghiệp, công nghệ tiên tiến, giá trị xuất khẩu tăng mạnh; riêng năm 2019, đã thu hút đầu tư nước ngoài hơn 742 triệu USD, vượt hơn 3,5 lần so kế hoạch đề ra, xuất khẩu đạt 16 tỷ USD, chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
Theo quan điểm của ông Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển TP.HCM, phát triển công nghiệp được xem là “xương sống” của kinh tế thành phố nhưng hiện đang gặp nhiều bất cập. Bởi phần lớn doanh nghiệp sản xuất còn phụ thuộc khá lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, còn hạn chế về thiết bị, công nghệ, giá thành, sức cạnh tranh và hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa vẫn còn chưa cao. Chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng tăng và xu hướng đầu tư ra các tỉnh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng lớn.
Hơn thế, một vấn đề rất khó giải quyết hiện nay là quỹ đất dành cho công nghiệp chưa đáp ứng, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp với đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa (về diện tích, giá thuê), do đó nhiều doanh nghiệp thành phố đã đầu tư cơ sở sản xuất ra các địa phương lân cận. Bên cạnh đó, tính liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất công nghiệp các ngành, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, các doanh nghiệp FDI còn hạn chế.
Lý giải thêm về vấn đề này, ông Ngân cho rằng, tỷ lệ nội địa hoá thấp khiến ngành công nghiệp bị phụ thuộc. TP.HCM chưa thể phát triển ngành có giá trị gia tăng cao mà chỉ tập trung vào những phân khúc gia công. Để có thể cải thiện nội lực và mức tăng trưởng công nghiệp, trong thời gian tới thành phố sẽ phải thực hiện xác định lại các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.
Trong khi đó, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, cho nên nếu làm không tốt thì ngành công thương cũng không hoàn thành nhiệm vụ của mình. TP.HCM cần phải chú ý đến những hạn chế cải về cách về chính sách và tài chính các DN vẫn chưa tiếp cận tốt. Thu hút các doanh nghiệp FDI cần tập trung các dự án có tính lan tỏa cao hỗ trợ về công nghệ và tăng cường tính kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm mà thành phố đang hướng tới thì TP.HCM nên quan tâm phát triển cơ khí chế tạo như kim loại đúc sẵn và thiết bị điện, hóa dược, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống.
Trước thực trạng và những ý kiến trên, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, TP.HCM đang chuẩn bị cho Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố trong 5 năm tới (2020 - 2025) với mục tiêu tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của khu vực và cả nước, đưa thành phố đến năm 2030 trở thành một trung tâm kinh tế, tài chính, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và văn hóa của cả nước và khu vực.
Để làm được điều này, TP.HCM cần xác định các tiêu chí một cách chặt chẽ, khoa học. Về cơ bản phải chú ý đến lợi thế của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, những ngành có khả năng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, những ngành có tác động lan tỏa rộng đến các ngành kinh tế khác. Cùng với đó, là sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao. Các sản phẩm dần đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu.
“Để xác định các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới cần phải xác định tiêu chí lựa chọn và có số liệu thống kê cụ thể đối với các ngành để làm các cơ sở lựa chọn. Việc lựa chọn này mang tầm chiến lược, nếu chúng ta có quyết định đúng đắn thì thành phố nhất định phát triển. Ngược lại, không những không đem lại hiệu quả, mà còn là rào cản cho sự phát triển, và cũng là sự lãng phí rất lớn cho công sức, kinh phí chúng ta đã đầu tư”, ông Phong khẳng định.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Hà Nội: Bảo đảm công tác văn thư, lưu trữ thông suốt khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 chính thức khởi tranh
