Tìm cách giúp nghệ thuật biểu diễn
Trong giai đoạn cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua, đã có rất nhiều nỗ lực để khởi động các chương trình nghệ thuật, với nhiều dự án, dự định kéo công chúng quay trở lại rạp hát. Như Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã tính toán đến việc cân đối ngân sách, giảm số lượng, tăng chất lượng chương trình nghệ thuật. Bên cạnh đó, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cũng nỗ lực tìm hướng đi bằng việc xã hội hóa nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, tìm nguồn tài trợ nhờ tăng cường quảng bá sản phẩm nghệ thuật… Họ còn hy vọng những khó khăn sẽ dần được khắc phục và những tác phẩm kinh điển như Viên đạn thần, Hồ Thiên Nga… sẽ được xuất hiện ngày càng nhiều.
Suốt hai tháng qua, cán bộ của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam dốc sức để thực hiện tour diễn vở ballet Hồ thiên nga với lịch trình: ngày 23/8 diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội, 26/8 diễn một tuần tại Festival Huế 2020, 29 và ngày 30/8 diễn tại Đà Nẵng, tiếp đến sẽ là TP Hồ Chí Minh... Hai tháng nay các nghệ sĩ của nhà hát đã liên tục tập luyện và mong chờ được biểu diễn theo kế hoạch, nhưng rất có thể sắp tới sẽ phải tạm dừng. Trước đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc với Nhà hát Âu Cơ, Nhà hát Lớn… giảm giá thuê địa điểm, giúp một số đơn vị nghệ thuật có thể sáng đèn trở lại. Thế rồi, dịch bệnh đang làm tắt niềm hy vọng ấy.
![]() |
“Hồ thiên nga”, một tác phẩm ballet kinh điển |
Nước ta hiện có gần 47 nghìn đơn vị văn hóa và sáng tạo, phần lớn là có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thiếu nguồn lực tài chính.
Nhà hát Tuồng Việt Nam mới dàn dựng vở mới nhưng khi Đà Nẵng có các trường hợp dương tính với Covid-19, lập tức các đối tác đã hủy hết các show vì sợ bị ảnh hưởng. Nhà hát Chèo Việt Nam vừa nhận hợp đồng biểu diễn tại Hải Phòng, Bắc Ninh, Ninh Bình, giờ đang hồi hộp chờ đợi tình hình dịch bệnh diễn biến ra sao. Còn Nhà hát Tuổi Trẻ cũng phải dừng gói truyền thông và kích hoạt cho Tháng kỷ niệm 32 năm ngày mất của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ vào tháng 8; buổi diễn ngày 1/8 đã bán hết vé thì khách liên tiếp điện thoại đòi hoãn... Có thể nói, quá nhiều đơn vị tự chủ về ngân sách chỉ mới vừa “gỡ gạc” được vài buổi biểu diễn sau 4 tháng liên tục “tối đèn” thì giờ lại đang ở thế không biết làm sao để trụ nổi với đủ các khoản tiền chi phí, từ bảo hiểm, lương cho anh em đến việc thuê mặt bằng.
Lúc này cần lắm những cách gỡ khó hiệu quả, giúp nghệ thuật biểu diễn vượt qua khó khăn. Theo kinh nghiệm quốc tế trong những trường hợp tương tự, cho thấy một điểm thống nhất về hướng tiếp cận của các Chính phủ, là nhanh chóng thiết lập một hệ thống hỗ trợ văn hóa, nghệ thuật ứng phó với khủng hoảng một cách toàn diện. Ở Việt Nam, những giải pháp tích cực cũng đang được kích hoạt. Như vừa qua, gói kích cầu các chương trình nghệ thuật chất lượng cao để phục vụ khán giả sau đại dịch Covid-19 đã triển khai rất hiệu quả. Thời điểm hiện tại có nhiều thách thức nhưng cũng chính là cơ hội để các đơn vị nghệ thuật làm mới mình, áp dụng công nghệ số, mạng xã hội để đưa nghệ thuật đến với công chúng.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
