Tiềm năng và dư địa cho mục tiêu tăng trưởng
Năm 2023, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5%, lạm phát 4,5% Chính phủ chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng và lạm phát Tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng |
Mục tiêu tăng trưởng nhiều thách thức
Lý giải về con số tăng trưởng quý I/2023 chỉ 3,32%, thấp hơn so với mức tăng 5,05% của quý I/2022 ông Cường cho rằng, trong bối cảnh địa chính trị thế giới đang biến động rất khó lường, nhiều nền kinh tế lớn có nguy cơ suy giảm đã ảnh hưởng lớn thị trường xuất khẩu của Việt Nam, khiến tăng trưởng kinh tế quý I/2023 chậm lại. Đây là điều mà chúng ta phải chấp nhận và đã dự báo từ trước.
“Dù mong muốn tăng trưởng cao chưa đạt được nhưng điều rất quan trọng là nền tảng kinh tế vĩ mô của ta đang tiếp tục cải thiện và tôi cho rằng đây là thành công lớn nhất trong tất cả những năm qua. Nợ công giảm rất thấp là một dư địa rất tốt để chúng ta tiếp tục huy động các nguồn lực để giúp tăng trưởng nhanh hơn. Khi tăng trưởng nhanh, chúng ta mới có thể tạo ra bứt phá, tạo ra được công ăn việc làm nhiều hơn”, ông Cường phân tích. Tuy nhiên ông Cường cho rằng nếu như các yếu tố như điều kiện về thị trường thế giới và mức tăng trưởng, nguồn lực ở trong nước cứ diễn ra như hiện nay thì chúng ta khó có thể đạt tăng trưởng 6,5% như mục tiêu đề ra. Chúng ta chỉ có thể hiện thực hoá mục tiêu khi có những đột phá.
Hiện nay dự báo về kinh tế thế giới đang đứng giữa hai luồng ý kiến. Một bên cho rằng nền kinh tế thế giới có thể đi vào suy thoái, nhưng những ý kiến còn lại thì cho rằng đã có những chỉ dấu cho thấy một số khu vực trên thế giới đang dần lấy lại đà tăng trưởng nên một số ngành, lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu của chúng ta đã có dấu hiệu phục hồi. “Nếu như thị trường thế giới phục hồi thì câu chuyện giải quyết tồn kho này sẽ được giải quyết và chúng ta lại tiếp tục mở được thị trường xuất khẩu”, ông Cường cho biết.
Muốn đột phá phải chủ động đón đầu
Để đón trước khả năng này, ông Cường cho rằng, cần phải chuẩn bị các nguồn lực ngay từ bây giờ. Đặc biệt cần phải có chính sách giữ chân người lao động tại các khu vực sản xuất, các nguồn nguyên liệu… để có một lượng lớn các sản phẩm đã ở những công đoạn nhất định, chờ đến khi thế giới bắt đầu phục hồi trở lại, các hợp đồng được ký lại thì chúng ta đã sẵn sàng có nguồn hàng để đáp ứng ngay.
Cùng với đó, cần phải có chính sách khơi dậy tiềm năng phát triển thị trường trong nước. Khu dịch vụ của nước ta vừa là thị trường tiêu dùng của hơn một trăm triệu dân trong nước, vừa liên quan đến dịch vụ thu hút khách du lịch nước ngoài. Nếu khơi thông được yếu tố này, chúng ta cũng đã tạo ra được một giá trị tăng trưởng rất lớn, vì nó chiếm trên 50% GDP. Đầu tư công cũng là một nguồn lực tạo ra cầu rất lớn. Nếu đẩy mạnh được đầu tư công, giải ngân được hết quy mô đầu tư công năm 2023 càng nhiều hơn so năm trước sẽ tạo ra được kích cầu và lan tỏa cho các lĩnh vực khác. Và như vậy, nó sẽ đóng góp rất lớn vào tăng trưởng trước mắt cũng như tạo tiền đề cho tăng trưởng lâu dài.
![]() |
Cần phải có chính sách khơi dậy tiềm năng phát triển thị trường trong nước |
Bên cạnh đó là câu chuyện phải kết hợp rất hài hòa giữa chính sách tiền tệ với tài khóa. “Chính sách tiền tệ lúc này không phải là buông lỏng nhưng sẽ phải có độ mở rất linh hoạt đối với những hoạt động kinh doanh, những hoạt động đầu tư có triển vọng, có thể tạo ra các nguồn thu, có thể tạo ra các luồng tiền thì chúng ta phải giải phóng ở mức cao nhất” ông Hoàng Văn Cường chỉ ra. Để làm được việc này rõ ràng hệ thống ngân hàng phải kiểm soát được dòng tiền, kiểm soát việc sử dụng đồng tiền cho vay đúng mục đích. Làm thế nào để dòng tiền ấy chảy vào các khu vực sản xuất, kinh doanh an toàn, hiệu quả để tạo ra giá trị thặng dư cao, góp phần tích cực cho tăng trưởng bền vững chứ không để dòng tiền đi vào khu vực mà chúng ta gọi là các “xác chết”.
Về chính sách tài khóa, Việt Nam hiện đang có dư địa rất tốt và cần phải có một chính sách tài khóa mở rộng để giảm các nghĩa vụ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp, cho các ngành nghề kinh doanh như giảm các nghĩa vụ thuế và các khoản đóng góp khác. “Chúng ta cũng nhìn thấy một gánh nặng rất lớn hiện nay mà các doanh nghiệp đang phải đóng góp là trích đóng một phần bảo hiểm xã hội; chi phí phí công đoàn… cho người lao động. Do đó, nếu chúng ta có các giải pháp tạm hoãn, giãn các khoản chi phí này cho doanh nghiệp thì khả năng doanh nghiệp sẽ sử dụng được nhiều lao động hơn”, ông Cường nói.
Đặc biệt, trong bối cảnh lãi suất giảm song khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế đang rất yếu thì cần phải sử dụng chính sách tài khóa trong việc thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công để tạo tác động lan tỏa, kích thích đầu tư từ khu vực tư nhân.
“Như vậy, chúng ta vẫn nhìn thấy vẫn có dư địa, tiềm năng để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng chứ không phải là hoàn toàn bi quan. Vấn đề là chúng ta phải làm thế nào để sử dụng các nguồn lực này. Làm thế nào để quá trình bên trong, nội tại không bị thắt chặt, không bị bó cứng như hiện nay, để tất cả các thành phần kinh tế đều có môi trường hành động. Nếu khơi không được yếu tố đó tôi cho rằng chúng ta cũng sẽ tạo ra được nhiều tiền đề để đạt được các mục tiêu đã đề ra” Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hoàng Văn Cường phân tích.y
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư
