Thủ tướng chỉ đạo triển khai “bộ tứ chiến lược”, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và hội nhập sâu rộng

11:00 | 08/04/2025 Thời sự
aa
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan đại diện ở nước ngoài phải bám sát, nắm chắc tình hình, đề xuất các giải pháp, kết nối nền kinh tế nước ta với nước sở tại, khu vực sở tại, đặc biệt là kết nối doanh nghiệp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai “bộ tứ chiến lược”, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và hội nhập sâu rộng

Tối 7/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và lãnh đạo 94 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chỉ có thể mạnh lên, không được phép yếu đi

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi khi khó khăn, dân tộc ta, đất nước ta lại càng có bản lĩnh, kinh nghiệm để trỗi dậy, ứng phó hiệu quả hơn với tình hình. Hiện nay, đất nước ta đã trưởng thành, lớn mạnh hơn, đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bất cứ sự kiện, biến động gì xảy ra trên thế giới và khu vực.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá phản ứng và biện pháp của các nước nhằm ứng phó với chính sách thuế mới của Hoa Kỳ, cả những giải pháp trước mắt và lâu dài để thích ứng với tình hình mới; báo cáo tình hình, phân tích về cơ hội và thách thức đối với hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam; kiến nghị giải pháp cụ thể về mở rộng thị trường thương mại, đầu tư; đồng thời, đưa ra những đề xuất để tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn hiện nay cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và các doanh nghiệp nói chung.
Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, cho đến nay, đã có khoảng 50 quốc gia đề nghị được đàm phán với Hoa Kỳ. Việt Nam là một trong những nước có phản ứng sớm nhất và là nước đầu tiên có trao đổi trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất, đặt nền tảng quan trọng cho quá trình đàm phán song phương tới đây.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu cho rằng tình hình tới đây sẽ còn nhiều phức tạp, khó khăn và khó đoán định; không loại trừ khả năng các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và các đối tác sẽ từng bước làm thay đổi cấu trúc thương mại và đầu tư toàn cầu, định hình lại các chuỗi cung ứng, nhất là các công nghệ cao và các mặt hàng chiến lược. Điều này đặt các nền kinh tế đang phát triển ở vị trí ngày càng khó khăn, chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn về thương mại và thu hút đầu tư, và tham gia cân bằng, hiệu quả vào các chuỗi cung ứng.

Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Triển khai “bộ tứ chiến lược”

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cần tiếp tục quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong "bộ tứ chiến lược" theo các nghị quyết, chủ trương của Đảng gồm: (1) đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; (2) sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; (3) phát triển khu vực kinh tế tư nhân; (4) hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Cụ thể, triển khai hiệu quả Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới và bài viết "Vươn mình hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm với tinh thần đột phá, vươn lên và hội nhập, phát huy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, tự tin, tự hào dân tộc, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả; có thời cơ và thuận lợi thì tranh thủ, không lơ là, chủ quan, có thách thức và khó khăn thì bình tĩnh vượt qua, nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả. Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ kế hoạch triển khai Nghị quyết số 59 của Bộ Chính trị và những tư tưởng chỉ đạo mới của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Cùng với đó, triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Nghị quyết 18 của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sáp nhập các đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp; chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.

Thủ tướng nêu rõ, đây là những nội dung có liên kết chặt chẽ với nhau, là việc khó nhưng cần phải làm và tin chắc sẽ thành công.

Thách thức lớn song cũng là cơ hội tái cấu trúc

Về tình hình mới trong thương mại quốc tế, trong đó có chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ, Thủ tướng nhấn mạnh, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới sẽ ảnh hưởng tới kinh tế thế giới, trong đó có nước ta. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, tái cấu trúc thị trường, đa dạng hoá thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng, vươn lên mạnh mẽ hơn, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng cho biết Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan sẽ tiếp tục tập trung triển khai 3 đột phá chiến lược gồm thể chế, hạ tầng và nhân lực, tinh thần là thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, nhân lực và quản trị thông minh để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước phải có phương án chuẩn bị hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp khó khăn. Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và hạ tầng chiến lược.

Đồng thời, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Về chính sách tài khóa, Thủ tướng cho biết sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm thuế VAT trong năm 2025 và cả năm 2026, nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Chính phủ, các bộ, ngành làm công tác quy hoạch; đàm phán mở rộng thị trường; bảo đảm cho doanh nghiệp tiếp cận bình đẳng về chính sách và nguồn lực; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ và chống gian lận xuất xứ hàng hóa; đề xuất mở rộng diện miễn thị thực nhập cảnh cho một số đối tượng, quốc gia phù hợp…

Thủ tướng chỉ đạo triển khai “bộ tứ chiến lược”, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và hội nhập sâu rộng
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan đại diện ở nước ngoài phải bám sát, nắm chắc tình hình, đề xuất các giải pháp, kết nối nền kinh tế nước ta với nước sở tại, khu vực sở tại, đặc biệt là kết nối doanh nghiệp, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động xử lý các công việc bảo đảm thông suốt, không ách tắc, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp và người dân.

Mong các doanh nghiệp ngày càng trưởng thành, ngày càng đoàn kết, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp phối hợp tốt với chính quyền, cơ quan đại diện ở nước ngoài, thúc đẩy đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, tăng cường xúc tiến thương mại và hợp tác lẫn nhau, nâng cao tính tự lực, tự cường, tái cơ cấu và nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, ứng dụng khoa học công nghệ…

Liên quan chính sách thuế của Hoa Kỳ, các giải pháp phải gồm cả về chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại; cả trước mắt và lâu dài; cả trực tiếp và gián tiếp; cả thuế quan và phi thuế quan, thương mại và phi thương mại; có cả biện pháp tổng thể, chiến lược và cả giải pháp cụ thể, có diện rộng và trọng điểm…

Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác như đầu tư, tiêu dùng và các động lực tăng trưởng mới như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, các ngành mới nổi. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất nhưng không phải là thị trường duy nhất, còn nhiều thị trường rất tiềm năng khác cần tận dụng hiệu quả hơn, nhất là khai thác 17 hiệp định thương mại tự do đã ký kết với hơn 60 nền kinh tế trên thế giới.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế để đạt mức tăng trưởng 2 con số trong thời gian tới để đạt 2 mục tiêu 100 năm đã đề ra.

Lê Đỗ
Nguồn:

Các tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) cần phải thực hiện thường xuyên hàng ngày và không thể lơ là, đi vào trong tiềm thức, ý thức của từng cán bộ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh THTK, CLP trong ngành Ngân hàng để tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và nhiều người nghèo cần hỗ trợ”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nói tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác THTK, CLP trong ngành Ngân hàng năm 2025 sáng 11/4.

Các tin khác

xay dung he sinh thai cho kinh te tu nhan vuon minh

Xây dựng hệ sinh thái cho kinh tế tư nhân vươn mình

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt trên 8%, tạo đà cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030. Để đạt mục tiêu này, khu vực kinh tế tư nhân sẽ phải đạt mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm, nếu không nền kinh tế sẽ khó có thể đạt được các mục tiêu đề ra.
doanh nghiep phai tai co cau lai cac phan khuc nha o phu hop

Doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại các phân khúc nhà ở phù hợp

Doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại các phân khúc nhà ở phù hợp
goi tin dung 120 nghin ty dong cho danh sach du an duoc vay

Gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng chờ danh sách dự án được vay

Gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng chờ danh sách dự án được vay
cac ngan hang dua ra nhieu chuong trinh ho tro doanh nghiep

Các ngân hàng đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp

Các ngân hàng đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
tang truong kinh te cua viet nam du bao dat muc 65 trong nam nay

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo đạt mức 6,5% trong năm nay

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo đạt mức 6,5% trong năm nay
fpt telecom ra mat sa n pha m camera an ninh cong nghe ai

FPT Telecom ra mắt sản phẩm camera an ninh công nghệ AI

Ngày 28/3/2023, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) công bố 2 sản phẩm FPT Camera với thông điệp “See the Unseen - Nghệ thuật chạm công nghệ”, đánh dấu sự ra mắt của hai thiết bị camera an ninh thế hệ mới ứng dụng công nghệ AI, đáp ứng nhu cầu sử dụng của hộ gia đình và doanh nghiệp. Hai sản phẩm camera AI mới gồm FPT Camera IQ3, FPT Camera Play, đồng thời ra mắt tính năng công nghệ AI: Nhận diện khuôn mặt (Face Recognition).
dai hoi dai bieu thanh vien co opbank nam 2022 suc bat tao da phat trien moi

Đại hội đại biểu thành viên Co-opBank năm 2022: Sức bật tạo đà phát triển mới

Đại hội đại biểu thành viên Co-opBank năm 2022: Sức bật tạo đà phát triển mới
ngan hang trung uong an do bat ngo giu nguyen lai suat

Ngân hàng trung ương Ấn Độ bất ngờ giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) bất ngờ giữ nguyên lãi suất cơ bản, nhưng cam kết sẽ tăng lãi suất trở lại nếu cần.
chat vat dang kiem xe co gioi

Chật vật đăng kiểm xe cơ giới

Trong những ngày này, các chủ phương tiện xe cơ giới ở TP.HCM khá chật vật xếp hàng rồng rắn, chờ hàng tiếng đồng hồ dưới trời nắng oi ả để lấy phiếu hẹn đăng kiểm xe ô tô. Trong khi đó, việc đặt lịch đăng kiểm qua app thì không thể thực hiện được do hệ thống báo các trạm đăng kiểm đã quá tải hoặc ngưng hoạt động.
da dang hoa phuong thuc thu hut fdi

Đa dạng hóa phương thức thu hút FDI

Đa dạng hóa phương thức thu hút FDI
luat giao dich dien tu sua doi can lo trinh de mo rong doi tuong pham vi dieu chinh

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Cần lộ trình để mở rộng đối tượng, phạm vi điều chỉnh

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 6/4, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
Phiên bản di động