agribank-vietnam-airlines

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

aa
Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội, gồm: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch; Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo các cơ quan chủ trì trong tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, nghị quyết theo đúng quy định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo các cơ quan chủ trì trong tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, nghị quyết theo đúng quy định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những nội dung cần sửa đổi, hoàn thiện; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục; phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong đó, tại dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; các đại biểu thảo luận sâu về quy định về các hình phạt tử hình, thi hành án tử hình; mức phạt tiền các hành vi vi phạm pháp luật; các vấn đề liên quan tội phạm công nghệ cao, gian lận thương mại; xử lý hình sự hay không đối với hành vi vi phạm khi triển khai mô hình kinh doanh mới và mang tính thử nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), các thành viên Chính phủ quan tâm thảo luận về tổ chức bộ máy cơ quan điều tra hình sự, đặc biệt là các quy định liên quan các lực lượng có thẩm quyền điều tra hình sự và quan hệ giữa các cơ quan điều tra…

Với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Chính phủ thảo luận về các chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu, vận hành theo chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam; mô hình tổ chức, quản lý, giải quyết tranh chấp tại trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài…

Ở dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các đại biểu quan tâm thảo luận về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo hướng phân cấp, phân quyền; thủ tục xử lý vi phạm hành chính phù hợp tình hình…

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch, các đại biểu tập trung thảo luận những quy định liên quan vấn đề nhập tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam theo hướng thuận lợi, thông thoáng hơn để đáp ứng nguyện vọng của người Việt Nam ở nước ngoài và thu hút nguồn lực phục vụ sự phát triển của đất nước.

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, cho ý kiến các nội dung nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, nhất là việc tham gia xây dựng nhà ở xã hội của tổ chức Công đoàn, tỷ lệ diện tích nhà ở thương mại, nhà ở xã hội tại các dự án…

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thảo luận và cho ý kiến cụ thể vào từng nội dung, kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các Bộ: Công an, Tư pháp, Tài chính, Xây dựng đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các dự án luật, nghị quyết; các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, có chất lượng của các đại biểu tham dự Phiên họp.

Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo các cơ quan chủ trì trong tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, nghị quyết theo đúng quy định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong đó, về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bám sát kết luận của Bộ Chính trị để rà soát, thể chế hóa, cụ thể hóa, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước; vừa phát huy tối đa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của con người, vừa có công cụ, chế tài phù hợp, đủ sức răn đe các loại tội phạm; góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân, không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự.

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển; bỏ tư duy "không quản được thì cấm"; giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước, huy động toàn bộ nguồn lực xã hội cho phát triển; phân cấp, phân quyền tối đa với cơ chế kiểm tra, giám sát, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi; cắt bỏ toàn bộ thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết và tăng cường thẩm quyền xử phạt hành chính, với chế tài, quy định cụ thể, rõ ràng; đảm bảo rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ tiến độ để khi luật có hiệu lực được tổ chức thực hiện tốt, bảo đảm hiệu quả.
Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) cần phải thực hiện thường xuyên hàng ngày và không thể lơ là, đi vào trong tiềm thức, ý thức của từng cán bộ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh THTK, CLP trong ngành Ngân hàng để tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và nhiều người nghèo cần hỗ trợ”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nói tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác THTK, CLP trong ngành Ngân hàng năm 2025 sáng 11/4.

Mở ra "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN tại Malaysia

Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tham dự Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN tại Malaysia

Ngày 10/4/2025, Phó Thống đốc Nguyễn Ngọc Cảnh tiếp tục dẫn đầu Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tham dự Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) và Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMGM) tại Kuala Lumpur, Malaysia.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data