agribank-vietnam-airlines

Thúc đẩy chuyển đổi kinh tế tuần hoàn ở địa phương

Hoa Hạ
Hoa Hạ  - 
Tại hội thảo “Thành phố tuần hoàn” trong chuỗi hội thảo trực tuyến “Khai thông kinh tế tuần hoàn vì một Việt Nam bền vững” do UNDP tổ chức vừa qua, các chuyên gia cho biết, không có một khuôn mẫu chung cho sự chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn cho các địa phương, mà chuyển đổi cần căn cứ trên bối cảnh, đặc điểm tình hình của địa phương, phù hợp với định hướng phát triển quốc gia.
aa
Tạo động lực tăng trưởng cho kinh tế tuần hoàn Chi phí tái chế hợp lý sẽ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững qua việc đặt mục tiêu 85% nhựa được tái chế vào năm 2025; cải thiện quản lý chất thải đô thị với 100% rác thải hữu cơ đô thị được tái chế, tăng tối đa tỷ lệ tái chế nước thải…

Cùng với tỷ lệ đô thị hóa đang gia tăng và dự kiến sẽ đạt 50% vào năm 2030, nhiều địa phương đang nỗ lực để nhanh chóng nắm bắt và hiện thực hóa các cơ hội từ quá trình chuyển dịch sang kinh tế tuần hoàn một cách bài bản và toàn diện trong các ngành.

Điển hình như Đà Nẵng đã tiên phong trong việc xây dựng lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn giai đoạn 2022-2030, ưu tiên thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn như quản lý chất thải rắn (bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng và rác thải nhựa); sử dụng nguyên liệu, năng lượng xanh; tuần hoàn lương thực thực phẩm; xây dựng khu công nghiệp sinh thái, tuần hoàn nước; hình thành thế hệ công dân tiêu dùng xanh. Từ năm 2030, kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng chủ đạo. Đến cuối năm 2045, thành phố cơ bản đạt được các tiêu chí của một thành phố tuần hoàn.

 Kinh tế tuần hoàn đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030
Kinh tế tuần hoàn đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030

Chánh Văn phòng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng Bùi Ngọc Như Nguyệt cho biết, Viện đã kết hợp định hướng quốc gia với kế hoạch của thành phố nhằm tạo ra quy trình gồm 12 bước chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn, trong đó xác định các lĩnh vực ưu tiên dựa trên bối cảnh địa phương trong các lĩnh vực như quản lý chất thải, vật liệu, năng lượng; hành vi tiêu dùng… Để đảm bảo quá trình chuyển đổi được tổ chức tốt và hiệu quả, lộ trình được cấu trúc theo 3 giai đoạn, phù hợp hài hòa với đề án quốc gia về phát triển kinh tế tuần hoàn. Dựa trên bài học kinh nghiệm, bà Nguyệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và cách tiếp cận cùng phương pháp luận trước khi thực hiện để nâng cao hiệu quả thực hiện. Ngoài ra, rất cần làm rõ trách nhiệm của từng bên tham gia.

Hay như Thừa Thiên Huế cũng đã coi kinh tế tuần hoàn là một trong những trụ cột của chiến lược hiện đại hóa địa phương, vì vậy cũng đã tiên phong trong quá trình nghiên cứu chuyển đổi theo hướng tuần hoàn. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đặt ra tầm nhìn đầy tham vọng, xây dựng thành phố “trở thành đô thị bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, mang đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, và cảnh quan đô thị thân thiện với môi trường và thông minh” với việc thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững qua việc đặt mục tiêu 85% nhựa được tái chế vào năm 2025; cải thiện quản lý chất thải đô thị với 100% rác thải hữu cơ đô thị được tái chế, tăng tối đa tỷ lệ tái chế nước thải…

Ông Cao Quốc Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế cho biết, thành phố đã chủ động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thúc đẩy phát triển bền vững và thực hiện dự án số hóa quản lý chất thải, điện hóa phương tiện giao thông; tiến hành các chiến dịch giáo dục và truyền thông nâng cao nhận thức. Đặc biệt, Trung tâm còn hợp tác với UNDP để tiến hành nghiên cứu phân tích dòng chuyển hóa vật chất theo bối cảnh của Huế. Đồng thời, xây dựng một liên minh các đối tác để thu thập dữ liệu, và tạo cơ hội để họ chia sẻ các khuyến nghị về các ưu tiên môi trường và kinh tế - xã hội trong phân tích dòng chuyển hóa vật chất. Báo cáo kết quả nghiên cứu sẽ được công bố để tham vấn trong tháng 8 này và sẽ là cơ sở đề xuất lộ trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn cho thành phố.

Về vấn để này, ông Diego Luis Santiago, Phó Ban Hành chính, thành phố Pasig (Philippines) cũng chia sẻ, tuy hiện người dân ở đây chưa thật quen với khái niệm kinh tế tuần hoàn và địa phương cũng chưa ban hành các văn bản pháp quy chính thức, nhưng thành phố đã hiện hữu nhiều hoạt động kinh tế tuần hoàn.

Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cũng như trong nước đã chỉ ra, không có hình mẫu chung cho việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn mà cần căn cứ trên bối cảnh, đặc điểm tình hình của địa phương, phù hợp với định hướng phát triển quốc gia.

Các chuyên gia cũng thống nhất, “việc khuyến khích các mô hình tuần hoàn và thói quen sống xanh sẽ hiệu quả hơn các công cụ pháp lý mang tính cưỡng chế”.

Hoa Hạ

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu toàn cầu lao dốc và đồng USD tiếp tục giảm trong sáng thứ Sáu, thị trường trái phiếu cũng chịu áp lực bán khi căng thẳng thuế quan đã làm dấy lên nỗi lo về một cuộc suy thoái và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư. Sự lo lắng đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản an toàn, khiến đồng franc Thụy Sĩ tăng vọt lên mức cao nhất trong một thập kỷ.
Đà Nẵng - bức tranh kinh tế đầy khởi sắc

Đà Nẵng - bức tranh kinh tế đầy khởi sắc

Ba tháng đầu năm 2025 vẽ nên bức tranh kinh tế đầy khởi sắc cho TP. Đà Nẵng, với hàng loạt chỉ số tăng trưởng ấn tượng, mở ra kỳ vọng mới về một năm bứt phá mạnh mẽ. Đặc biệt, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I của Đà Nẵng tăng 11,36% so với cùng kỳ năm 2024 - mức cao nhất trong nhiều năm, đứng đầu các thành phố trực thuộc Trung ương và xếp thứ 4 toàn quốc.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data