Thổi hồn cho những cung bậc nhã nhạc
![]() | Các nghệ sĩ âm nhạc cổ điển tên tuổi quốc tế đến Việt Nam chiêu mộ nhân tài |
![]() | Cùng Viettel và Sơn Tùng M-TP “vẽ tiếp ước mơ” |
![]() | Nhiều nghệ sĩ âm nhạc cổ điển quốc tế sẽ tới Việt Nam tìm kiếm tài năng Việt |
Cha truyền con nối
Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO tôn vinh là “kiệt tác di sản phi vật thể nhân loại” thì tên tuổi, vị trí nghệ sĩ, nhạc công hoạt động ở loại hình nghệ thuật này ngày càng “lên ngôi”. Trong khi đó, ít ai biết rằng, song hành với người nghệ sĩ nhã nhạc có sự đóng góp không mệt mỏi của nghệ nhân Trương Hữu Hòa đã gần bốn mươi năm miệt mài đẽo đục tạo ra những cây đàn cổ góp phần làm nên những cung bậc cho người đời thưởng thức.
Xưởng chế tác đàn cổ Tân Văn nằm khép nép bên dòng sông Như Ý, đoạn chân cầu Vĩ Dạ, thành phố Huế. Nghệ nhân Trương Hữu Hòa là chủ xưởng cũng là người trực tiếp chế tác ra biết bao cây đàn cổ nổi tiếng ngay giữa lòng cố đô đã có hơn bốn mươi năm gắn bó với nghề.
Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng với nghề làm đàn cổ ở Huế, ngay từ nhỏ, cậu bé tên Hòa đã được ông nội và người cha truyền thụ kiến thức về âm nhạc, âm học, những kỹ thuật hay dở từng cây đàn. Và đến năm 17 tuổi, ông không những tự chế tác hay chỉnh sửa, phục chế hàng trăm cây đàn cổ như: Tì bà, Nhị, Tam, Nguyệt… mang phong cách riêng mà còn được cả dòng họ giao trọng trách tiếp tục bảo tồn, phát huy “thương hiệu” xưởng đàn gia truyền.
Nghệ nhân Hòa nhớ lại: “Cách đây một trăm năm, nhờ biết chế tác những cây đàn cổ cho đội Đại nhạc và Tiểu nhạc thuộc hệ thống Nhã nhạc cung đình Huế mà cụ cố mình được giới làm đàn cổ trong Nam lẫn ngoài Bắc đặt cho danh hiệu “Chiêm Huế” tức Trương Hữu Chiêm - người làm nhạc cụ cổ tinh sảo nhất kinh thành Huế…
![]() |
Nghệ nhân Trương Hữu Hòa đang chế tác một cây đàn cổ |
Thời gian, chiến tranh loạn lạc, đội nhạc công nhã nhạc cuối cùng triều Nguyễn giải thể, người chơi nhạc cổ theo đó thưa dần. Nhưng nặng lòng với lời dạy “dựng cái tiếng thì khó nhưng phá nó thì dễ” khi được truyền nghề, cha ông không chỉ vượt qua khó khăn tiếp tục chế tác đàn cổ gia truyền mà còn mày mò học hỏi chế tác thêm đàn guitar rồi đến năm 1988 truyền hết lại cho ông. Nghệ nhân Trương Hữu Hòa - truyền nhân đời thứ 3 của hiệu đàn cổ Chiêm Huế - Tân Văn.
Suốt nhiều thập kỷ qua, ông là người "thổi hồn" cho những cây đàn cổ như đàn Tì bà, đàn Tranh, đàn Nhị... được giới văn nghệ sĩ ở đất cố đô đánh giá có âm rất chuẩn, góp phần rất lớn trong việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của âm nhạc dân tộc, trong đó có Nhã nhạc Cung đình Huế. Nghệ nhân Trương Hữu Hòa luôn quan niệm: "Cái nghề chế tác đàn cổ chỉ bán nghệ thuật nuôi nghệ thuật chứ không bán nghệ thuật để làm giàu. Mỗi cây đàn cũng giống như một con người, vì thế việc "thổi" âm vào đàn cũng giống như việc ban linh hồn cho chính con người vậy".
Thắp lửa đam mê
Nghệ nhân Trương Hữu Hòa chừng ấy tuổi nghề với biết bao kỷ niệm vui buồn khi chế tác những cây đàn cổ song hành cùng bước chân những nhạc công cuối cùng triều Nguyễn đi giao lưu, giới thiệu Nhã nhạc cung đình Huế với bạn bè quốc tế.
Nhưng một kỷ niệm đã trở thành động lực giúp nghệ nhân tiến dài trên bước đường hoàn thiện, bảo tồn giá trị của nghề làm đàn gia truyền ông vẫn nhớ mãi. Đó là vào năm 1995, qua giới thiệu của những người yêu nghệ thuật tại Huế, một nghệ nhân chơi đàn cổ người Pháp tìm gặp ông với mục đích đặt làm cây đàn Tì bà cổ. Ngạc nhiên khi thấy ông quá trẻ, nghệ nhân đàn cổ Pháp có phần e ngại và do dự.
Để làm khách yên lòng, nghệ nhân Hoà đã quả quyết “Nếu không chế tác được cây đàn theo ý ông, tự tay tôi sẽ phá xưởng chế tác đàn của mình”. Nghệ nhân Hòa kể thêm: Quả quyết là vậy, nhưng thực sự từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ ông thấy một cây đàn quá cổ như vị khách người Pháp mô phỏng. Hơn nữa, nghề làm đàn gia truyền không biết chia sẻ cùng ai vì người thợ nào cũng tâm niệm “Biết thời để dạ làm thinh. Chớ lộ nhân tình ai biết mặc ai”.
Hai tháng trời mày mò nghiên cứu và không cam chịu thất bại. Cuối cùng đáp án cho cây đàn cổ đã được ông Hoà tìm ra. Cụ thể, thùng và đàn phải được làm liền nhau như hình quả lê bổ đôi nhưng phải nhẹ và xốp nên chỉ có thân cây ngô đồng dài mới đáp ứng. Đặc biệt, muốn âm thanh vang vọng thì dây đàn phải làm bằng tơ tằm đem vuốt sáp ong cho mịn… Nghệ nhân đàn cổ người Pháp sau khi nhận được cây đàn Tì bà ưng ý đã không tiếc lời thán phục về tài nghệ chế tác đàn của một nghệ nhân trẻ như ông Hoà.
Nghệ nhân Trần Kích của Nhã nhạc cung đình Huế, người được Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Hervé Bolot trao tước hiệu Hiệp sĩ Văn hóa và Nghệ thuật Pháp, cũng là chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhã nhạc Phú Xuân (Huế) từng thổ lộ: 70 năm gắn bó với tất cả nhạc cụ Đại nhạc và Tiểu nhạc thuộc hệ thống nhã nhạc cung đình Huế cũng như được chơi thử rất nhiều nhạc cụ cổ trong và ngoài nước, nhưng ông chưa thấy một ai chế tác những cây đàn cổ có âm vang hợp với nhã nhạc Việt Nam như những cây đàn do nghệ nhân Trương Hữu Hòa làm.
Sau khi Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là “kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”, những người làm công tác biểu diễn loại hình nghệ thuật này cũng được “lên ngôi”. Họ thi nhau trình diễn các bản nhã nhạc với nhiều nhạc cụ khác nhau, nhưng để hiểu về lịch sử và quá trình hình thành một loại nhạc cụ nhã nhạc mà họ đang sở hữu thì không mấy người biết. Vì lẽ đó, trong tiến trình bảo tồn và phát huy giá trị nhã nhạc cần phải “đánh thức” những người thợ làm đàn cổ trở về với đam mê nghề nghiệp.
Muốn vậy, đơn vị chức năng, những người có trách nhiệm cần vạch ra hướng đi cụ thể cho những nghệ nhân yêu thích nét văn hóa truyền thống đã gửi trọn cuộc đời mình cho đứa con tinh thần là những cây đàn cổ tích cực tham gia vào quá trình bảo tồn và có như thế Nhã nhạc Việt Nam mới thực sự tồn tại với giá trị nhân bản.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
