agribank-vietnam-airlines

Tăng trưởng cao không “đánh đổi” với lạm phát vượt tầm kiểm soát

Đỗ Lê
Đỗ Lê  - 
Việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP rất cao cho năm nay và cả giai đoạn 5 năm tới là một thách thức lớn. Trong đó, một rủi ro lớn thường trực trên lộ trình tăng trưởng kinh tế cao này là lạm phát.
aa
Tăng trưởng kinh tế cần tiêu dùng nội địa bứt phá Tháo gỡ các rào cản để năng lượng tái tạo tăng trưởng mạnh hơn

Lạm phát: Yếu tố cần kiểm soát

Năm 2023, tăng trưởng GDP đạt 5,05% đi cùng với CPI tăng 3,25% so với năm trước. Năm 2024, tăng trưởng GDP đạt 7,09% với CPI tăng ở mức 3,63%. Một vài số liệu như trên cho thấy, một quy luật vẫn luôn đúng là tăng trưởng kinh tế mạnh thường kéo lạm phát tăng theo.

Việc Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP ít nhất ở mức 8% trong năm nay và hướng đến hai con số trong những năm tới phản ánh những kỳ vọng, nỗ lực và quyết tâm rất lớn để khai thác tối đa các tiềm năng tăng trưởng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra bài toán về việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó một trong những thách thức không nhỏ là kiểm soát lạm phát.

Bởi tăng trưởng kinh tế nhanh đồng nghĩa với việc nhu cầu về vốn đầu tư, tiêu dùng và tín dụng tăng cao. Khi cầu tăng mạnh mà cung không theo kịp, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ “leo thang”, tạo ra áp lực lạm phát. Theo TS. Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Campuchia và Lào, nếu GDP tăng trưởng 8% hoặc cao hơn trong những năm tới, Việt Nam cần có biện pháp kiểm soát lạm phát một cách cẩn trọng.

“Việc đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát luôn là một bài toán cân bằng, phụ thuộc vào tiềm năng của nền kinh tế và năng lực sản xuất. Nếu thúc đẩy tăng trưởng quá nhanh, nguy cơ lạm phát tăng cao là khó tránh khỏi”, TS. Andrea Coppola nhận định.

Bài toán kiểm soát lạm phát cũng không chỉ nằm ở phạm vi trong nước, mà còn chịu tác động lớn từ thị trường quốc tế. Áp lực nhập khẩu lạm phát cũng là mối quan ngại thường trực. Đơn cử, việc đồng USD mạnh lên khiến hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn, đẩy chi phí sản xuất tăng cao. Bên cạnh đó, chính sách thuế quan của chính quyền Mỹ dự kiến sẽ có tác động đáng kể khiến lạm phát tại Mỹ gia tăng, lãi suất khó giảm, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại, từ đó có thể gián tiếp tác động đến lạm phát trong nước, làm thu hẹp dư địa chính sách tiền tệ của Việt Nam…

Diễn biến lạm phát (Nguồn: WB)
Diễn biến lạm phát (Nguồn: WB)

Tăng trưởng cao phải đi kèm với ổn định vĩ mô

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng tin tưởng bức tranh tổng thể về lạm phát năm nay vẫn khá lạc quan. TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - cho rằng, áp lực lên lạm phát từ việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công hay tiêu dùng trong nước tăng thì thực tế không riêng năm nay mà đã có từ trước, nên không phải là áp lực quá lớn. Bên cạnh đó, một yếu tố được chuyên gia này nhấn mạnh có thể góp phần giảm áp lực lạm phát là giá cả hàng hóa thế giới khá ổn định, nhất là giá dầu (dự báo năm nay chỉ duy trì quanh mức 70 USD/thùng và có thể còn giảm trong năm tới).

“Lạm phát năm nay dự kiến chỉ ở mức 4 - 4,5%, hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát”, TS. Cấn Văn Lực nhận định. Nhưng cũng theo chuyên gia này, trong dài hạn hơn, với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm từ năm tới, Việt Nam sẽ phải nỗ lực giữ lạm phát không vượt ngưỡng 5% để tránh những bất ổn. Bởi một khi áp lực giá cả gia tăng, việc kéo lạm phát thấp trở lại sẽ rất khó khăn. Tâm lý lạm phát, kỳ vọng lạm phát một khi cộng hưởng với lạm phát thực tế vượt ngưỡng 5% sẽ rất nặng nề.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, lạm phát không phải là một hiện tượng đơn lẻ mà chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Do đó, kiểm soát lạm phát đòi hỏi một cách tiếp cận bài bản, toàn diện, trong đó có 3 mũi giáp công chính: (i) Chính sách tài khóa và tiền tệ phối hợp nhịp nhàng để giữ được thế cân bằng và nới lỏng vừa đủ để hỗ trợ tăng trưởng nhưng không quá mức để kích hoạt lạm phát tăng tốc quá mức; (ii) Điều tiết giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý (điều chỉnh giá theo lộ trình, nhưng tránh dồn dập vào cùng một thời điểm) để tránh rủi ro “té nước theo mưa”, làm tăng kỳ vọng lạm phát; (iii) Nâng cao năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, cải thiện chuỗi cung ứng… để giúp nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, thay vì chỉ dựa vào tăng vốn đầu tư và mở rộng cung tiền.

“Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đầy tham vọng, điều quan trọng là cần theo dõi và có các biện pháp kiểm soát lạm phát chặt chẽ, đồng thời thúc đẩy năng lực sản xuất để nâng cao tốc độ tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, với tình trạng già hóa dân số, việc cải thiện năng suất lao động là yếu tố then chốt. Về tín dụng, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay đã được nâng lên là một cách để hỗ trợ hệ thống tài chính, đầu tư, tiêu dùng, cũng như thúc đẩy tổng cầu nội địa. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo dòng vốn được sử dụng hiệu quả, tránh rủi ro làm gia tăng lạm phát, nợ xấu. Việc theo dõi, giám sát chặt chẽ trong thời gian tới là cần thiết để duy trì sự ổn định kinh tế”, TS. Andrea Coppola khuyến nghị.

Giới chuyên gia cũng cho rằng, tăng trưởng cao chỉ có ý nghĩa khi ổn định vĩ mô được giữ vững, lạm phát luôn trong tầm kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế cao nhưng không làm lạm phát vượt kiểm soát không phải là bài toán bất khả thi, nhưng đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chính sách và điều tiết vĩ mô.

“Lạm phát toàn phần dự kiến vẫn thấp hơn chỉ tiêu, nhưng vẫn cần phải thận trọng. Giá lương thực thực phẩm đã ổn định, lạm phát vẫn được neo giữ trong năm 2024 và dự kiến sẽ ổn định ở mức 3,5% trong các năm 2025 - 2026, thấp hơn mục tiêu 4,5-5% cho năm 2025. Mặc dù các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông tiếp tục diễn ra, nhưng lạm phát giá dầu được dự báo tiếp tục hạ nhiệt. Các gói chi trả liên quan đến giảm biên chế công chức trong quá trình sáp nhập các bộ, ngành dự kiến chỉ có tác động rất nhỏ đối với lạm phát toàn phần do quy mô của khu vực Nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng việc làm”, theo báo cáo cập nhật kinh tế “Điểm lại” của WB.
Đỗ Lê

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu toàn cầu lao dốc và đồng USD tiếp tục giảm trong sáng thứ Sáu, thị trường trái phiếu cũng chịu áp lực bán khi căng thẳng thuế quan đã làm dấy lên nỗi lo về một cuộc suy thoái và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư. Sự lo lắng đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản an toàn, khiến đồng franc Thụy Sĩ tăng vọt lên mức cao nhất trong một thập kỷ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data