Sự đối lập của các ứng viên tổng thống
![]() | Trong một thế giới bất định, Việt Nam sẽ ra sao? |
![]() | Bầu cử Mỹ: Kịch bản không dễ đoán |
Đảng Dân chủ ra đòn…
Về cơ bản, các chính sách kinh tế của người chiến thắng sẽ có những tác động không chỉ trong phạm vi biên giới nước Mỹ, mà sẽ còn mở rộng ra trên toàn cầu với những tác động đa dạng trên nhiều mặt như thương mại, tài khóa và tăng trưởng nói chung.
Trong khi bà Clinton có thể vẫn giữ trạng thái chính sách điều hành như hiện tại, thì những chính sách của ông Trump được đánh giá mang tính khó đoán định hơn.
![]() |
Quyền lựa chọn là ở cử tri |
Trọng tâm trong chính sách kinh tế của bà Hillary Clinton là các đề xuất liên quan đến cải cách nhập cư, kiến nghị tăng mức lương tối thiểu và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng – điều này khá tương đồng với những chính sách do Tổng thống Brack Obama khởi xướng trong những tháng gần đây.
Mặc dù vậy, các đề xuất này có thể sẽ không được Hạ viện thông qua nếu phe Cộng hòa vẫn tiếp tục chiếm đa số tại đây. Tuy nhiên, một điểm khác biệt trong chính sách điều hành kinh tế của bà Clinton so với chính quyền của Tổng thống Obama đó là vấn đề thương mại.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã từng phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) lúc còn đương nhiệm và hiện vẫn tiếp tục phản đối khi cho rằng Bản thảo cuối cùng của Hiệp định vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn mà bà đặt ra.
Mục tiêu hướng đến của các chính sách kinh tế do bà Clinton khởi xướng đó là thu hẹp dần khoảng cách giữa tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong xã hội. Động thái điều hành chính sách này có thể giúp những người đang làm việc được hưởng lợi, tuy nhiên lại có thể làm giảm động lực khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng tầng lớp nhân công giá rẻ, từ đó có thể đe dọa tạo ra tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.
Ngoài ra, bà cũng cam kết mang đến những chính sách phúc lợi tốt hơn như cho phép người lao động được nghỉ tối đa 12 tuần trong năm có hưởng lương, với mức lương được chi trả ít nhất phải bằng 2/3 mức lương thực tế.
Bên cạnh đó, nữ ứng cử viên tổng thống cũng có định hướng nâng cấp cơ sở hạ tầng đang trong tình trạng xuống cấp tại Mỹ bằng cách cam kết chi khoảng 275 tỷ USD cho lĩnh vực này trong 5 năm tới. Để có nguồn chi trả cho kế hoạch chi tiêu này, ứng cử viên đảng Dân chủ dự định sẽ tăng thuế thu nhập đối với tầng lớp thượng lưu. Ngoài ra, bà cũng dự định cắt giảm các khoản miễn trừ đối với tầng lớp thu nhập cao và tăng thuế nhà nước.
Bình luận về kế hoạch kinh tế của bà Clinton, ông Tom Kenny, kinh tế trưởng của ANZ cho biết, trọng tâm các đề xuất chính sách của bà Clinton sẽ có thể dẫn đến kết quả thâm hụt ngân sách liên bang cao hơn khi các khoản chi tiêu mới sẽ cao hơn lượng thuế thu được. Chính sách tài khóa mang tính chất mở rộng như vậy sẽ là động lực khuyến khích tăng trưởng và lạm phát cao hơn.
Ban đầu, chính sách tăng thuế của bà Clinton sẽ có tác động không đáng kể lên tiêu dùng, trong khi đó việc chi tiêu tập trung vào giáo dục và đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tạo tác động hỗ trợ tăng trưởng của Mỹ trong dài hạn. Việc thực hiện một chính sách tài khóa mở rộng như vậy cũng sẽ dẫn đến kết quả là chính sách tiền tệ cần thắt chặt lại và lãi suất tăng lên trong tương lai.
Sự đáp trả của đảng Cộng hòa
Trái ngược với kế hoạch kinh tế chi tiết bao gồm 17 hạng mục khác nhau của bà Hillary Clinton, trên trang web vận động tranh cử của tỷ phú Trump chỉ vạch ra 6 điểm nhấn chính về chính sách của ông, trong đó có một điểm nhấn liên quan trực tiếp đến kinh tế. Dường như hiện tại vẫn chưa có thể xác định được rõ ràng đường đi kinh tế của Mỹ nếu ông Trump đắc cử tổng thống. Về cơ bản, chính sách kinh tế của ông Trump chỉ bao gồm 3 vấn đề cơ bản là cải cách hệ thống thuế, nhập cư và thương mại.
Đối với việc cải cách hệ thống thuế, ứng cử viên đảng Cộng hòa sẽ tập trung vào giảm thuế cho các cá nhân và DN, với mức độ theo bản thân ông Trump đánh giá là sâu rộng nhất kể từ thời kỳ Tổng thống Reagan đến nay. Về hệ thống thuế cá nhân, ông Trump dự định cải cách bảy khung thuế suất thuế thu nhập cá nhân hiện hành.
Còn đối với thuế thu nhập DN, mức thuế được dự tính cắt giảm từ mức 35% hiện tại xuống còn khoảng 15%. Tuy nhiên cho đến hiện tại ứng cử viên tổng thống vẫn chưa đưa ra bất kỳ một kế hoạch chi tiết nào về khả năng huy động các nguồn tài trợ cho thâm hụt tài chính.
Liên quan đến vấn đề nhập cư, ông Trump đã có những phê phán gay gắt đối với các chính sách quản lý tình trạng nhập cư hiện tại cũng như trước đây. Ông cũng cam kết sẽ hành động quyết liệt hơn để thực thi pháp luật hiện hành và trục xuất khoảng 11,3 triệu người nhập cư bất hợp pháp.
Về chính sách thương mại, cả ông Trump và bà Clinton đều chia sẻ quan điểm về việc cần xem xét lại Hiệp định TPP. Không chỉ dừng lại ở TPP, ông Trump còn có khuynh hướng phê phán gay gắt các hiệp định thương mại khác mà Mỹ đã tham gia như NAFTA và cả việc cho phép Trung Quốc gia nhập tổ chức WTO.
Theo ông, chính những Hiệp định trên là nguyên nhân khiến thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng mạnh, trong đó chỉ hai quốc gia là Mê-hi-cô và Trung Quốc đã khiến Mỹ thâm hụt 800 tỷ USD (tương đương gần 35% tổng kim ngạch nhập siêu của Mỹ).
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, dường như quan điểm của ứng cử viên tổng thống đã có sự thay đổi khi ông đã nhìn nhận tích cực hơn những lợi ích mà Hiệp định NAFTA mang lại, đồng thời có khả năng sẽ quay sang ủng hộ TPP.
Với những quan điểm cứng rắn về vấn đề thương mại và nhập cư như vậy, nếu ông Trump lên làm tổng thống có thể nhận thấy rõ nền kinh tế Mỹ sẽ chịu nhiều tác động cũng như dễ bị tổn thương hơn, không những thế còn đe dọa đến tiến trình toàn cầu hóa và tự do thương mại trên toàn cầu.
Ngoài ra, chính sách cắt giảm thuế có thể khiến mức nợ chính phủ sẽ gia tăng mạnh tại Mỹ. Về mặt ngoại giao, chiến thắng của ông Trump sẽ khiến mối quan hệ Mỹ - Trung cũng như nhiều quốc gia tại khu vực Mỹ Latinh có khả năng trở nên xấu đi.
Rõ ràng với những định hướng chính sách khác nhau, tác động của đường lối kinh tế do mỗi ứng cử viên tổng thống lựa chọn sẽ tạo ra những tầm ảnh hưởng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn của cử tri Mỹ trong những tháng tới.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?
