agribank-vietnam-airlines

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

P.L
P.L  - 
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
aa
Thị trường hàng hóa: Khởi sắc sau tin Mỹ hoãn áp thuế Giá hàng hóa toàn cầu lao dốc vì căng thẳng thương mại và nguy cơ suy thoái

Đáng chú ý, sau phiên phục hồi hôm thứ 4 (9/4), giá dầu đột ngột quay đầu giảm mạnh hơn 3%. Ở chiều ngược lại, sắc xanh bao phủ lên toàn bộ thị trường kim loại khi Mỹ giảm siết chặt tiền tệ cùng với tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai
Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Giá dầu đột ngột lao dốc

Theo ghi nhận MXV, thị trường năng lượng chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch hôm qua. Trong đó, giá hai mặt hàng dầu thô đã quay trở lại xu hướng giảm mạnh do lo ngại căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Kết thúc phiên giao dịch, cả hai mặt hàng dầu Brent và dầu WTI đều giảm đến hơn 3%. Giá dầu Brent ghi nhận mức giảm 3,28%, xuống mốc 63,33 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI đã quay về gần mốc 60 USD/thùng, cụ thể hiện đang dừng ở 60,07 USD/thùng, giảm tới 3,66%.

Trong thông báo mới nhất từ Nhà Trắng ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nâng mức thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc lên 145%, bao gồm mức thuế cơ bản 20% trước đó và các khoản thuế bổ sung. Động thái này được đưa ra sau khi Bắc Kinh áp dụng mức thuế trả đũa 84% với hàng hóa Mỹ, làm leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cũng trong ngày hôm qua, Tổng thống Trump tiếp tục đưa ra cảnh báo về các biện pháp trừng phạt mới, lần này là Mexico. Trong bài đăng mới trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Trump yêu cầu Mexico thực thi thỏa thuận về nước năm 1944 giữa hai nước và chuyển cho tiểu bang Texas của Mỹ 1,3 triệu mẫu foot nước, tương đương với khoảng 1,6 tỷ mét khối.

Hiện tại, nhiều mặt hàng từ Mexico và Canada nhập khẩu vào Mỹ vẫn đang phải chịu mức thuế 25% do các tranh cãi về chất gây nghiện fentanyl. Canada cũng đang áp dụng mức thuế 25% lên một vài mặt hàng phương tiện nhập khẩu từ Mỹ như một biện pháp trả đũa. Tình hình kinh tế toàn cầu trong tương lai vẫn còn khá mờ mịt và lo ngại về nhu cầu dầu trên thị trường vẫn chưa tan biến.

Trong khi đó, báo cáo triển vọng năng lượng ngắn hạn của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố hôm qua cho thấy dự báo nhu cầu dầu toàn cầu đã bị hạ thấp so với trước đó. EIA cũng giảm dự báo giá dầu tương lai do kế hoạch tăng sản lượng của nhóm OPEC+ và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Những yếu tố này tiếp tục gây áp lực lớn lên thị trường năng lượng trong thời gian tới

Sắc xanh bao phủ toàn bộ thị trường kim loại

Kết phiên giao dịch ngày hôm qua, thị trường kim loại chứng kiến sự khởi sắc mạnh mẽ ở toàn bộ 10 mặt hàng. Theo MXV, nguyên nhân chính hỗ trợ cho đà tăng này là lo ngại về căng thẳng thương mại, thiếu hụt nguồn cung và Mỹ giảm siết chặt tiền tệ.

Chốt phiên, giá bạc tăng thêm 1,13% lên mức 30,76 USD/oz. Trong khi đó, bạch kim cũng tăng 1,46%, lên 933,3 USD/oz.

Nhóm kim loại quý tiếp tục được hỗ trợ khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang sau thông tin Trung Quốc nâng mức thuế đáp trả đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Bên cạnh đó, theo biên bản cuộc họp tháng 3 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố hôm 9/4, các nhà hoạch định chính sách đã đồng thuận với việc giảm tốc độ thắt chặt định lượng. Điều này đồng nghĩa với việc Fed sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, qua đó giúp duy trì mức thanh khoản dồi dào trong hệ thống ngân hàng, giúp thúc đẩy dòng tiền chảy vào các tài sản trú ẩn như kim loại quý.

Ở một diễn biến khác, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc đang tiến hành các cuộc đàm phán nhằm thiết lập mức giá sàn cho xe điện (EV), thay thế cho mức thuế lên tới 45,3% mà EU đã áp dụng từ tháng 10/2024. Động thái này được xem là nỗ lực nhằm giảm căng thẳng thương mại giữa hai bên, trong bối cảnh Mỹ gia tăng áp lực lên cả EU và Trung Quốc.

Việc thúc đẩy tiêu thụ xe điện tại châu Âu có thể làm giảm nhu cầu sử dụng bạch kim - kim loại chủ yếu được dùng trong bộ xúc tác khí thải của các phương tiện chạy xăng và diesel. Điều này đã góp phần ghìm lại đà tăng giá của bạch kim trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, các cuộc đàm phán giữa EU và Trung Quốc không chỉ nhằm giảm thiểu các biện pháp thuế quan mà còn hướng đến việc duy trì ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngành công nghiệp xe điện phát triển.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX leo dốc 3,43%, lên 9.560 USD/tấn. Bên cạnh đó, quặng sắt bật tăng 2,49% lên mức 97,14 USD/tấn.

Giá đồng ngày hôm qua nhận được sự hỗ trợ nhờ lo ngại nguồn cung thu hẹp. Theo dữ liệu do Ủy ban Đồng Quốc gia Chile (Cochilco) công bố hôm thứ Năm, sản lượng đồng của Tập đoàn khai khoáng nhà nước Chile là Codelco đã giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 2, xuống còn 98.100 tấn. Codelco hiện là nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, nhưng trong những năm gần đây gặp khó khăn trong việc cải thiện sản lượng đang trên đà suy giảm.

Trong khi đó, giá quặng sắt hưởng lợi từ kỳ vọng Bắc Kinh sẽ triển khai thêm các gói kích thích kinh tế nhằm đối phó với căng thẳng thương mại leo thang. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh rằng quốc gia này cần thực thi các chính sách vĩ mô mang tính chủ động, đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai, qua đó góp phần củng cố tâm lý thị trường.

P.L
MXV

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data