Sống động bảo tàng kim hoàn
Đây có thể được xem là bộ sưu tập đầu tiên trong những loại hình bảo tồn di sản văn hóa địa phương nhằm giới thiệu đời sống sinh hoạt cũng như sự sáng tạo không mệt mỏi, đậm nét nhân văn xưa và nay của nghề kim hoàn xứ Quảng.
![]() |
Các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng |
Với bộ sưu tập về kim hoàn phong phú, có trên 500 hiện vật đa dạng và đặc sắc được trưng bày tại bảo tàng đã thể hiện đôi bàn tay tài hoa, trí tuệ của những nghệ nhân dân gian. Bảo tàng đã trở thành một địa chỉ giới thiệu với công chúng tiếp cận những câu chuyện văn hóa, đời sống về nghề kim hoàn đất Quảng.
Cụ thể, đó là những vật liệu chế tác, đá quý, bán đá quý, dụng cụ đồ nghề sản xuất gia công vàng bạc, trang sức người Việt cổ, sừng nanh vuốt móng thú rừng, xương động vật, đồng tiền xưa, các loại trang sức… cùng hình ảnh tư liệu, sách báo giới thiệu về nghề kim hoàn…
Bước vào tham quan các hiện vật trưng bày tại bảo tàng, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt người thưởng ngoạn là bức tranh phác thảo mô hình một ngôi nhà như đình xưa, trên đó là 142 khuôn dấu của các doanh nghiệp, hiệu vàng trên địa bàn Quảng Nam. Nằm trong các tủ kính được trưng bày, rải rác có nhiều bộ sưu tập được bố trí từ những cân tiểu ly thô sơ, đến các loại cân chính xác (cân điện tử).
Cả dụng cụ lấy quặng, cán vàng, phân kim đến các đồ nghề để chế tác vật trang sức, khảm cẩn... đều làm bằng tay. Công phu hơn cả là những bản khắc tên bằng đồng của người hiến tặng đồ xưa từ cái cân tiểu ly, bàn kéo, máy cán vàng, bàn cán đúc đến công cụ thô sơ đãi vàng và cả cục đá có quặng vàng. Tất cả hiện vật đều được trang trọng ghi rõ xuất xứ nơi sưu tập, chủ nhân và quan trọng là các bản chú thích được làm thủ công.
Sử sách ghi lại, khoảng hơn 200 năm về trước, người có công định hình và khai sáng nghề kim hoàn đã được triều đình nhà Nguyễn sắc phong, vào các thời Khải Định thứ 9 và Bảo Đại thứ 13. Đó là hai cha con ông Cao Đình Độ và Cao Đình Hương.
Các họ, các lò của ngành kim hoàn ba miền đã chính thức chọn ngày 27/2 hàng năm (ngày mất của ông Cao Đình Hương) làm ngày giỗ tổ. Từ hai cụ tổ họ Cao, nghề kim hoàn đã được lưu truyền trên khắp ba miền đất Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay, khu lăng mộ tổ nghề kim hoàn Việt Nam nằm ở phường Trường An, thành phố Huế.
Theo ông Trần Đình Phi, Trưởng ban liên lạc Hội Mỹ nghệ Kim hoàn tỉnh Quảng Nam, nhiều thập niên qua, cứ vào 26-27/2 âm lịch, bao thế hệ Thợ - Chủ nghề kim hoàn lại long trọng tổ chức ngày giỗ Tổ.
Người có điều kiện thuận lợi thì về với cội nguồn viếng Lăng mộ Tổ tại Huế, còn người không đủ điều kiện thì thắp nén nhang trước bàn thờ Tổ tại gia đình thành tâm bày tỏ lòng biết ơn và nguyện cầu ban phước lành cho con cháu làm ăn phát tài tấn lộc.
Điều đáng nói, vào đầu năm 2015, Lão sư kim hoàn Nguyễn Anh Dũng đã tự nguyện dành tầng một tại nhà riêng của mình cạnh Quốc lộ 1 thuộc huyện Quế Sơn làm Nhà truyền thống nghề Kim hoàn Quảng Nam và cũng là nơi thờ tự ông Tổ của nghề. Khởi đầu từ ý tưởng đó, Bảo tàng văn hóa Mỹ nghệ Kim hoàn Quảng Nam đã được ra đời.
Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, đồng thời cũng là một chuyên gia chuyên nghiên cứu về văn hóa dân gian Quảng Nam cho biết. Ông đã từng tham gia một chuyên đề về tìm hiểu việc khai thác quặng vàng của người xưa ở Bồng Miêu, nơi này còn dấu vết như cối giã quặng của người Chăm xưa hay hầm khai thác của nhà Nguyễn, các đập nước rửa quặng của người Pháp và cả dấu vết của khu mồ mả các phu vàng người Việt chết khi bòn vàng, sập hầm…
Hơn một tuần đi khảo sát ở trong lòng các hầm mỏ ở núi Kẽm – Bồng Miêu, ông từng nghĩ đến thời huy hoàng của nghề kim hoàn đã có mặt trên đất Quảng Nam. Ông cho rằng, đã có những bảo tàng sống động như bảo tàng chuyên đề về than, về muối và thời gian đến Hội An sẽ có bảo tàng về nghề y truyền thống, về nghề đóng ghe thuyền, nên ý tưởng về việc thành lập và cho ra đời một bảo tàng về vàng và nghề kim hoàn với các hiện vật cụ thể là điều nên được ủng hộ và đáng trân trọng
Nghệ nhân Trần Văn Anh chia sẻ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhiều thế hệ người thợ kim hoàn vẫn luôn giữ gìn và phát triển những tinh hoa của cha ông để lại. Nhìn những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng, càng thấy khâm phục đôi bàn tay tài hoa, trí tuệ của các bậc tiền nhân kim hoàn cổ xưa đã thể hiện sự đa dạng phong phú của nghề kim hoàn qua các sản phẩm chế tác, điêu khắc, chạm trổ...
Hy vọng trong thời gian đến, bảo tàng không chỉ là một địa điểm tham quan cho những ai quan tâm đến nghề kim hoàn, mà còn là nơi giúp cho những thế hệ tương lai của những người thợ kim hoàn lòng tự hào và sự nối tiếp một nghề truyền thống của cha ông để lại.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
