agribank-vietnam-airlines

Sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới

Lê Đỗ
Lê Đỗ  - 
Thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế đến đầu tư; kết nối và thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu, qua đó thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững… là những mục tiêu chính mà Diễn đàn “Chuỗi sản xuất thông minh & Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024” (VGMF2024) tổ chức ngày 26/3 đặt ra.
aa

Thuận lợi từ chính sách

Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về thu hút FDI và đặc biệt là đối với ngành điện tử, bán dẫn đang rất khốc liệt vì các quốc gia đều thấy lợi ích, tiềm năng và quy mô của ngành này là rất lớn. Nước nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt thì sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới này. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, chủ đề của Diễn đàn được các cơ quan và doanh nghiệp rất quan tâm tại thời điểm hiện nay. Việt Nam đang định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng đến các dự án công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và có tính lan tỏa, kết nối với các doanh nghiệp trong nước. Theo đó ưu tiên các dự án như công nghệ cao, điện tử, bán dẫn, đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo, trung tâm tài chính quốc tế, thương mại dịch vụ hiện đại, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nghiên cứu và phát triển...

Diễn đàn “Chuỗi sản xuất thông minh & Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024”
Diễn đàn “Chuỗi sản xuất thông minh & Chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024”

Trong đó, lĩnh vực sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là một trong các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư và đang được Chính phủ, các bộ ngành rất quan tâm. Chính phủ đã giao các bộ ngành, trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai nhiều công việc, thể hiện sự sẵn sàng và mong muốn đón nhận làn sóng đầu tư mới trong ngành này tại Việt Nam.

"Chúng tôi cam kết luôn lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp lĩnh vực điện tử, bán dẫn đầu tư kinh doanh hiệu quả, lâu dài và bền vững tại Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhấn mạnh tại Diễn đàn.

Đặc biệt, các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư tại các địa phương đã được đảm bảo sẵn sàng. Về hạ tầng đất đai, các địa phương đã đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, hình thành các mặt bằng sạch để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp điện tử, bán dẫn. Cùng với đó, hạ tầng giao thông chiến lược kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, sân bay cũng đang được tăng cường. Ngoài ra, các địa phương cũng chuẩn bị sẵn sàng các vấn đề về công nghệ thông tin, điện, nước, hạ tầng xã hội cho công nhân trong ngành bán dẫn.

“Như vậy, các yếu tố như hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, cơ chế chính sách, nghiên cứu phát triển, chiến lược và đặc biệt là nguồn nhân lực đều thể hiện rằng sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng là rất đúng đắn, kịp thời để chúng ta có thể làm chủ và sẵn sàng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị trong ngành điện tử, bán dẫn toàn cầu”, ông Đông thông tin.

Sẵn sàng từ địa phương

Với các nhà đầu tư FDI nói chung, trong chuỗi ngành điện tử, bán dẫn nói riêng, khi tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới hoặc mở rộng hoạt động tại Việt Nam bên cạnh yếu tố chính sách thì điều mà họ quan tâm hơn cả là tại các địa bàn mà họ thấy phù hợp và muốn có “tấc đất cắm dùi” cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đã có sự sẵn sàng đến đâu về đất đai, hạ tầng thiết yếu, nguồn nhân lực...

Sự quan tâm ấy phần nào đã được giải đáp tại Diễn đàn lần này, khi đại diện các địa phương trong chia sẻ đều cho thấy sự sẵn sàng cao để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Đơn cử là Nghệ An - tỉnh 3 năm trở lại đây đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư FDI. Năm 2023, Nghệ An xếp thứ 8 trong các địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước, với hệ sinh thái trên 30 dự án sản xuất sản phẩm điện tử, sản xuất linh kiện quang học, quang điện… với sự tham gia của các nhà sản xuất cung ứng toàn cầu như: Luxshare, Goertek, Foxconn… và đang góp phần đưa Nghệ An thành trung tâm sản xuất thiết bị linh kiện điện tử, năng lượng xanh của cả nước.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Hải, Phó trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, có được thành quả này là nhờ trong những năm qua, tỉnh đã chuẩn bị sẵn điều kiện cần thiết để đón nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư FDI. “Phương châm kiên định, kiên trì “5 sẵn sàng” gồm: Sẵn sàng về quy hoạch; Sẵn sàng về mặt bằng đầu tư; Sẵn sàng về hạ tầng thiết yếu; Sẵn sàng về nguồn nhân lực; Sẵn sàng đổi mới cải cách hành chính và hỗ trợ nhà đầu tư, đưa Nghệ An trở thành điểm đến, được các nhà đầu tư đánh giá “Thuận lợi - Tin cậy - Hiệu quả”, ông Hải cho biết.

Và tất nhiên, theo ông Hải, tất cả các yếu tố “sẵn sàng” này không phải làm một lần là xong mà diễn ra liên tục. Ví dụ, trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 mà địa phương đang tập trung triển khai, Khu kinh tế Đông Nam sẽ mở rộng trên 106.000 ha, trong đó quỹ đất khu công nghiệp khoảng 14.117ha - tức gấp 3 lần so với quỹ đất khu công nghiệp hiện nay. Tỉnh cũng tập trung đẩy nhanh công tác bồi thường GPMB, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp hiện có (khoảng 790ha), phát triển mới khoảng 2.000ha khu công nghiệp đến năm 2025 để đáp ứng quỹ đất sạch, hạ tầng đồng bộ, đáp yêu cầu về bảo vệ môi trường để thu hút đầu tư.

Sự sẵn sàng và thuận lợi của điểm đến đầu tư cũng là điều mà các nhà đầu tư mong muốn và sẽ tiếp tục có sự tìm hiểu cụ thể hơn để đưa ra các quyết định đầu tư trong thời gian tới. Ông Ko Tae Yeon, Tổng giám đốc Heesung Electronics Việt Nam (công ty này chính thức đi vào hoạt động từ năm 2018) chia sẻ, ông là người đứng đầu dự án Heesung

Electronics và ban đầu phải mất hơn một năm để chọn quốc gia. “Vào thời điểm đó, chúng tôi so sánh về quy mô dân số, chính sách của Chính phủ, môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng… và thấy rằng Việt Nam chính là nơi lý tưởng”, ông Ko Tae Yeon “ôn” về quá khứ và trở lại hiện tại: “Tôi biết rằng nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác hiện cũng đang thực hiện các phân tích nghiên cứu khả thi tương tự như vậy”.

Tuy nhiên ông Ko Tae Yeon cũng thẳng thắn chia sẻ, các chính sách ưu đãi vẫn chưa thực sự hấp dẫn. “Chính phủ nên xem xét vấn đề này, đặc biệt trước tác động của thuế tối thiểu toàn cầu”, ông nói và bổ sung thêm rằng, các kế hoạch hành động triển khai cụ thể về đào tạo nhân lực, cải cách chính sách, hoàn thiện cơ sở hạ tầng… cũng cần được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa.

TS. Lê Minh Nghĩa - Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) cho biết, việc tổ chức VGMF2024 có ý nghĩa rất lớn nhằm thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế đến đầu tư; kết nối và thúc đẩy Việt Nam vào chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu, tập trung vào việc ứng dụng công nghệ đổi mới và quản lý hiệu quả để nâng cao sức cạnh tranh của chuỗi cung ứng tại Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững; xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế, tìm kiếm cơ hội phát triển chung và cùng có lợi...

Lê Đỗ

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu toàn cầu lao dốc và đồng USD tiếp tục giảm trong sáng thứ Sáu, thị trường trái phiếu cũng chịu áp lực bán khi căng thẳng thuế quan đã làm dấy lên nỗi lo về một cuộc suy thoái và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư. Sự lo lắng đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản an toàn, khiến đồng franc Thụy Sĩ tăng vọt lên mức cao nhất trong một thập kỷ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data