“Sạn” gameshow truyền hình
Thường thì các gameshow truyền hình ở nước ta có loại “made in Việt Nam” hoặc đơn vị sản xuất mua bản quyền từ các đối tác nước ngoài, sau đó thực hiện theo đúng kịch bản mà đơn vị bán bản quyền đưa ra. Hàng loạt các chương trình giải trí, thi tài năng trên sóng truyền hình đã đổ bộ vào nước ta.
Nhiều năm trở lại đây, mỗi dịp cuối tuần, khán giả cả nước đã cảm thấy thân thuộc với các chương trình như: Giọng hát Việt, Thần tượng âm nhạc Việt Nam, Bước nhảy hoàn vũ (người lớn và trẻ em), Thách thức danh hài, Ơn giời cậu đây rồi, Cười là thua… Chính những chương trình, gameshow này đã mở ra nhiều sự lựa chọn cho khán giả, ai thấy chương trình nào phù hợp thì theo dõi hoặc chuyển kênh.
![]() |
Hình ảnh “trưởng phòng” Trấn Thành cưỡng ôm nữ diễn viên khách mời “chưa đẹp” tại Ơn giời cậu đây rồi |
Không khó để nhận thấy, trong hai năm trở lại đây và hiện tại, vào tối cuối tuần trong khung giờ vàng, khán giả Việt thường chọn cho mình một chương trình giải trí trên truyền hình có yếu tố hài hước như: Ơn giời cậu đây rồi, Thách thức danh hài…
Cả hai chương trình này đều là những món ăn mới lạ, có cách thức tổ chức và nội dung khác nhau, nhưng điểm chung là mang lại nụ cười sảng khoái để giải tỏa những áp lực, căng thẳng… sau chuỗi ngày làm việc của khán giả ngồi trong trường quay và màn ảnh nhỏ.
Và cả hai chương trình này ở mùa đầu tiên đã thu hút một lượng lớn khán giả quan tâm, theo dõi bởi yếu tố mới lạ, hấp dẫn; sự hài hước, hóm hỉnh… từ các thí sinh hoặc khách mời là các nghệ sĩ tham gia chương trình đem lại. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang vì bước sang mùa thứ hai như hiện tại, tất cả đang bộc lộ khá nhiều sạn.
Thực ra, tâm lý chung của nhiều khán giả xem truyền hình nước ta hiện nay, việc thưởng thức một chương trình giải trí lạ, lần đầu tiên lên sóng luôn đem lại cảm giác thoải mái, vui tươi và thích thú. Nhưng đã bước sang lần tổ chức tiếp theo, khi chương trình giải trí ấy vẫn không có gì mới sẽ gây ra sự nhàm chán, ngao ngán với người tiếp nhận.
Mà đã như thế, nếu một số chương trình giải trí trên truyền hình còn sử dụng chiêu trò, chọc cười khán giả bằng những tình huống phản cảm, thô thiển… thì lại càng mất điểm và bị công chúng rời xa.
Thời gian gần đây, dư luận và khán giả thấy trong nhiều tập của chương trình hài Ơn giời cậu đây rồi mùa thứ hai bộc lộ một số “sạn” khiến nhiều người nuốt không trôi. Điểm dễ dàng nhận thấy nhất, đó là gần đây, mong muốn tạo ra tiếng cười cho khán giả, các “trưởng phòng” trong Ơn giời cậu đây rồi thường có hành động bất ngờ là “cưỡng” ôm, hôn các khách mời tham gia trong tình huống đó mà bất chấp là hình ảnh đó có hợp lý, có thẩm mỹ hay không.
Dịp gần đây, khán giả thấy Ơn giời cậu đây rồi có MC Trấn Thành, nam danh hài Trường Giang… liên tục ôm hôn, sỗ sàng với các khách mời là nữ Phương Trinh, Vân Trang, Kim Tuyến... thậm chí họ ôm nhau rồi lăn lộn trên sân khấu. Chẳng chịu “thua chị kém em”, nữ danh hài Việt Hương ở một tập có hành động “cưỡng hôn” với các khách mời nam như: Tiết Cương, Khương Ngọc...
Vậy thì câu hỏi đặt ra, trước các khán giả, những hành động và hình ảnh “cưỡng hôn” ấy xuất hiện trên sóng truyền hình có thật sự đẹp hay chỉ là nhảm nhí. Thiếu gì hành động hay, mang tính giáo dục để tạo ra tiếng cười, cớ sao các nghệ sĩ cứ nhất thiết phải lao vào hôn nhau, “sàm sỡ” trên sân khấu?
Không đi theo xư hướng phản cảm là cưỡng hôn, tạo tiếng cười bằng những hành động bị lỗi nhằm lôi kéo khán giả, thì một số gameshow truyền hình lại dễ dãi để các nhân vật được cộng đồng mạng đánh giá là “thảm họa” tham gia chương trình.
Không nói đâu xa, đó là gameshow “Thách thức danh hài” mùa đầu tiên, khán giả hoàn toàn sững sờ lẫn ngao ngán khi thấy một nam thanh niên từng làm “rúng động” cộng đồng mạng trước đây có biệt danh “Lệ Rơi” tham gia chương trình. Và dĩ nhiên, “thảm họa” Lệ Rơi chẳng làm được gì nhiều bởi vẫn tiếp tục khoe giọng hát “nghe như đấm vào tai” cùng những câu nói, hành động khó hiểu để chọc cười công chúng cũng như ban giám khảo.
Tới hôm nay “Thách thức danh hài” tưởng đã rút kinh nghiệm nhưng khán giả tiếp tục được chứng kiến thêm một nhân vật từng khiến cộng đồng mạng ồn ào một thời gian dài vì sự “nổ” quá đà, anh chàng này tên Keny Sang.
Thế rồi “thánh nổ” Keny Sang đã gây choáng cho người xem trước hết ở trang phục phản cảm khi mặc đồ không giống trai, cũng chẳng phải gái, lòe loẹt và anh này vẫn tiếp tục “nổ” trước khán giả tại trường quay và những ai đang theo dõi chương trình trước màn ảnh nhỏ.
Phải chăng, vì những “cục sạn” từ các gameshow trên mà nhiều khán giả truyền hình hiện nay đang bức xúc chứ không phải cười hả hê như mục đích các nhà sản xuất mong muốn? Vậy cần một sự thay đổi để tiếng cười trọn vẹn hơn là điều không thể tránh khỏi!?
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
