agribank-vietnam-airlines

“Sài Gòn” - Kết nối ký ức với hiện tại

Bảo Anh
Bảo Anh  - 
Gây được tiếng vang lớn tại Liên hoan Sân khấu quốc tế Avignon 2017, vở kịch “Sài Gòn” do nữ đạo diễn sân khấu Caroline Guiela Nguyễn thực hiện, đang lưu diễn  tại nhiều thành phố lớn trên thế giới như: Paris, Lyon, Berlin, Amsterdam, Bắc Kinh, Thượng Hải, Stockholm…
aa

Ngày 21 và 22/9 này, tại Nhà hát Bến Thành, TP.Hồ Chí Minh, “Sài Gòn” sẽ ra mắt khán giả Việt Nam - quê mẹ của Caroline Guiela Nguyễn, nơi cô đã bỏ ra hơn 2 năm để tìm chất liệu và diễn viên cho vở kịch. Tiếp theo TP.Hồ Chí Minh sẽ là Rome, Vilnius và nhiều thành phố châu Âu khác. Thông tin trên được ông Vincent Floreani – Tổng Lãnh sự Pháp cho biết tại buổi họp báo vừa diễn ra mới đây.

“Sài Gòn” - Kết nối ký ức với hiện tại
Một cảnh trong vở kịch “Sài Gòn”

Vở kịch “Sài Gòn” của nữ đạo diễn Caroline Guiela Nguyễn kể lại cuộc đời của những người Pháp cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào năm 1956, sau gần 100 năm có mặt tại Việt Nam. Đó cũng là bối cảnh đã đẩy đưa cuộc đời của những người Việt phải rời Việt Nam đến Pháp và năm 1996 – thời điểm có nhiều Việt kiều về thăm quê hương. Mọi sự kiện diễn ra trong một nhà hàng Việt tại Sài Gòn năm 1956 hay tại quận 12 Paris năm 1996, nơi có nhiều người Việt Nam xa xứ đến sinh sống.

Xác định nhà hàng là nơi sẻ chia những câu chuyện riêng tư của những người xa xứ nên nữ đạo diễn đã khéo léo kết nối nhà hàng ở Sài Gòn của thập niên 1956 với nhà hàng Sài Gòn giữa thủ đô Pháp 40 năm sau bằng ánh sáng xanh, gạch màu ngọc lam, ảnh vịnh Hạ Long, một dàn karaoke… Kiểu tái hiện này khiến bà chủ Marie - Antoinette cứ mãi vấn vương nỗi niềm nhớ thương, đau đáu về quê nhà, là những giằng xé nội tâm của Antoine khi tìm cách hiểu về người mẹ Việt của mình…

Nữ đạo diễn sân khấu 37 tuổi Caroline Guiela Nguyễn tâm sự, “Sài Gòn” không phải là một cuốn tự truyện. Vở kịch không kể về cuộc đời của mẹ cô nhưng vở kịch lại liên quan đến câu chuyện của riêng cô: mẹ cô là người gốc Việt và nhiều người trong gia đình mẹ cô đã di cư sang Pháp để qua đó mở rộng hơn về câu chuyện của nước Pháp. Bằng cách này, cô đã kể “Sài Gòn” qua lăng kính của một người Pháp chứ không phải của người Việt Nam.

Để xây dựng nên vở diễn này, Caroline Guiela Nguyễn cùng các cộng sự đã đến TP.Hồ Chí Minh năm 2015 và 2016 để tìm hiểu và cảm nhận Việt Nam: quay phim, chụp hình, phỏng vấn, ghi lại cảm xúc; tham khảo các tài liệu lưu trữ và nghiên cứu về chiến tranh Đông Dương; tìm hiểu về cộng đồng người Việt ngay tại Paris.

Cũng vì có thời gian dài “ăn nằm” tại TP.Hồ Chí Minh cô càng có điều kiện để tìm hiểu về ngôn ngữ, cuộc sống, con người nơi đây. Từ những điều mắt thấy, tai nghe của một “Sài Gòn” hiện hữu nên vở kịch không nhuốm màu lịch sử, chính xác hơn nó là câu chuyện của “Sài Gòn” hiện tại và “Sài Gòn” qua ký ức.

Vì lẽ đó, dù khác biệt về ngôn ngữ nhưng “Sài Gòn” vẫn chinh phục hàng triệu khán giả Paris, Lyon, Berlin, Amsterdam, Bắc Kinh, Thượng Hải, Stockholm… Năm 2016, cô đã được trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn Chương; được đề cử giải thưởng Molières năm 2015 cho tác phẩm “Elle brûle” và năm 2018 cho tác phẩm “Sài Gòn”.

Để có thể cho ra đời được kịch bản “Sài Gòn”, Caroline Guiela Nguyễn và các diễn viên đã cùng sáng tác kịch bản theo phương pháp “ứng tác”. Theo đó, mọi người không làm việc với một kịch bản có sẵn. Các diễn viên được ứng tác trên sân khấu để tự đặt lời thoại cho vai diễn của chính mình.

Vì thế 11 diễn viên được chọn cho vở “Sài Gòn” gồm cả người Pháp, người Việt và người Pháp gốc Việt để họ tự kể câu chuyện của chính mình. Bằng phương pháp “ứng tác” này, cô đã khéo léo kéo chúng ta vào thế giới của những con người đã “gặp nhau, yêu nhau và bị lịch sử lãng quên từ 60 năm nay” để cùng viết nên một câu chuyện chung - “Sài Gòn”.

Quá trình “ứng tác” mà xây dựng nên kịch bản, mỗi vai diễn đã tự mang chính câu chuyện của mình vào vở diễn nên họ đã thực sự được sống cùng nhân vật, khiến họ dễ cảm hơn với nhân vật sống cách đây hơn nửa thế kỷ. 11 diễn viên, tất cả đều là những người kể chuyện, trở thành cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa Sài Gòn và Pháp.

Chính khuôn mặt, cơ thể, trí tưởng tượng, những câu chuyện, ngôn ngữ… của họ mới làm cô quan tâm và dẫn dắt cô vào quá trình sáng tác vở kịch. Đặc biệt ngôn ngữ thoại đóng vai trò quan trọng, góp phần làm nên thành công của vở kịch. Tác phẩm thể hiện lại câu chuyện của những người Việt Nam sang định cư tại Pháp. Khi trở lại đất nước mình, họ nhận ra rằng mình nói một thứ tiếng Việt lỗi thời.

Hay đó là câu chuyện về những người có biết chút ít tiếng Pháp nhưng tiếng Việt lại bị mai một, khiến họ khó diễn đạt một cách trọn vẹn những nỗi đau của mình. Đối với Caroline Guiela Nguyễn, việc các diễn viên tự đặt lời thoại cho vai diễn của mình là rất quan trọng. Mỗi người đều có một cách diễn đạt riêng cũng như những trải nghiệm riêng.

Ví dụ, diễn viên Trần Nghĩa Hiệp nói tiếng Pháp, nhưng tiếng Pháp của Hiệp hẳn là khác so với tiếng Pháp của Pierric, một diễn viên người Pháp. Hay cảnh hai người con trai tranh cãi với mẹ, con nói tiếng Pháp, còn mẹ thì đáp lại bằng tiếng Việt…

Mối quan hệ Pháp – Việt đang ngày càng được phát triển bền vững cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và “Sài Gòn” chính là tiếng nói của những người trong cuộc, về mối liên quan của những thế hệ người Việt được sinh ra tại Pháp. Do đó, “đây cũng là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm nhằm kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp”, ông Vincent Floreani chia sẻ thêm.

Bảo Anh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data