agribank-vietnam-airlines

Sabeco có phải gã khổng lồ?

Kim
Kim  - 
Tăng kịch trần ngay trong ngày đầu tiên chào sàn (ngày 6/12), thế nhưng, với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, liệu cổ phiếu của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - mã chứng khoán SAB) có thể giữ vững được sức hút dài lâu?
aa
Sabeco chính thức lên sàn với giá tham chiếu dự kiến là 110.000 đồng/cp
Bộ Công thương chốt giá “chào sàn” cổ phiếu Sabeco là 110.000 đồng
Nhiều hãng bia ngoại xếp hàng chờ mua cổ phần của Habeco, Sabeco

Tiềm năng nhiều

Ngày 6/12, tại phiên giao dịch sáng, các cổ phiếu ngành bia như BHN, BHP, BSP, SMB và WSB đều đồng loạt giảm giá rất mạnh, duy chỉ có SAB một mình tăng kịch trần ngay từ đầu phiên giao dịch. Đối với nhà đầu tư, sự vươn lên mạnh mẽ của SAB không có gì ngạc nhiên vì cổ phiếu này được đánh giá là nhiều tiềm năng ngay từ khi chưa lên sàn.

Tính đến thời điểm này, nội lực tài chính của SAB rất mạnh khi Sabeco đang có khoản đầu tư gần 700 tỷ đồng vào các công ty ngoài ngành không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính như ngân hàng, chứng khoán, du lịch… SAB đã trích lập dự phòng hơn 430 tỷ đồng cho các khoản đầu tư này (hơn 61% giá trị của các khoản đầu tư), đồng thời giá vốn của các khoản đầu tư này cũng giảm dần qua các năm thông qua các đợt thoái vốn.

Sabeco có phải gã khổng lồ?
Ảnh minh họa

Nói về bệ đỡ, hiện tại, Bộ Công Thương và Heineken là hai cổ đông lớn nhất tại Sabeco và nắm giữ lần lượt 89,59% và 5% cổ phần, tương đương với 606,59 triệu cổ phiếu. Theo kế hoạch, sau khi niêm yết, Nhà nước dự kiến sẽ thoái 53,59% vốn điều lệ của Sabeco trong năm 2016, phần còn lại sẽ tiến hành trong năm 2017. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty là 49%. Sau khi niêm yết, công ty có kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100% trong ĐHCĐ sắp tới.

Việt Nam là thị trường có mức tăng trưởng cao trên thế giới cả về nhu cầu tiêu thụ và sản xuất bia trong giai đoạn 2008-2015. Theo số liệu nghiên cứu của CTCK Rồng Việt, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đối với sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt lần lượt 14%/năm và 12%/năm, vượt trội so với nhiều nước có mức tiêu thụ bia đầu người cao thế giới như Cộng hòa Séc, Đức và Mỹ (ổn định hoặc giảm nhẹ).

Xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, thị trường Việt Nam hội đủ cả ba yếu tố: Tăng trưởng nhanh nhất, mức tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất và quy mô thị trường lớn nhất. Điều này giúp ngành bia Việt Nam trở thành điểm sáng trong con mắt của các công ty bia lớn trên thế giới. Theo đó, Sabeco lên sàn như mở ra một cơ hội cực lớn để nhà đầu tư có thể bám víu, kỳ vọng lợi ích dài lâu.

Rủi ro cũng không ít

Thế nhưng, theo một số nhà phân tích có kinh nghiệm, SAB có thể tốt thật, tiềm năng thật nhưng cũng có thể chỉ “xanh vỏ đỏ lòng”. Vì riêng đối với Sabeco, trong bốn năm gần đây, người ta dễ dàng nhận thấy mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ của công ty đang chậm dần, chỉ đạt 6,8%/năm, trong khi mức tăng trưởng chung của ngành là 7,8%/năm. Đặc biệt là Heineken, tăng trưởng của DN này tới 9,3%/năm.

Đối với các DN có quy mô hoạt động lớn, tăng trưởng chậm đều cho thấy sự suy giảm thị phần, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngược lại, các nhóm sản phẩm khác như nước giải khát, rượu và các loại đồ uống có cồn khác liên tục ghi nhận sự sụt giảm trong suốt 5 năm qua, cho thấy đây không phải là các mảng thế mạnh của SAB.

Một điểm nữa mà Sabeco còn vướng mắc, đó là việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (đại mạch và hoa bia) khiến DN ít tự chủ được trước biến động của giá hàng hóa nông nghiệp toàn cầu, nhất là khi hai nguyên liệu này đang bắt đầu có xu hướng tăng giá.

Cũng nói về điểm yếu của Sabeco, bảng phân tích mới nhất vừa được CTCK FPT (FPTS) công bố đã chỉ rõ, sản phẩm của SAB không có sự khác biệt nhiều về chất lượng so với các sản phẩm cạnh tranh khác, hình thức cạnh tranh chủ yếu bằng giá bán, quảng cáo và độ phủ sản phẩm. Và nó sẽ đối mặt với sự trả đũa của các đối thủ cạnh tranh bằng chính sách giá thấp, thậm chí chấp nhận lỗ vốn giai đoạn đầu để thâm nhập thị trường và tăng mức chiết khấu cho đại lý.

Ngoài ra, thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là một rủi ro khác sẽ ảnh hưởng đến triển vọng bán hàng của nhiều công ty. Trong trường hợp Sabeco thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ khoản truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt trong quá khứ, thì cũng phải đối mặt với lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ nay đến năm 2018.

Từ những khó khăn kéo dài, theo đánh giá của giới phân tích, chúng ta có thể giả định sản lượng bia tiêu thụ năm 2017 của Sabeco tăng trưởng 6%, ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Sabeco đạt lần lượt 32.689 tỷ đồng và 4.795 tỷ đồng. EPS năm 2017 ước đạt 7.028 đồng. Với mức giá chào sàn 110.000 đồng/CP thì vẫn là cổ phiếu được săn đón lúc này. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên xem xét từ trường hợp của cổ phiếu BHN (Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội) để có những quyết định tốt hơn.

Còn nhớ BHN chào sàn UPCoM ngày 28/10 với giá tham chiếu chỉ có 39.000 đồng/cp. Mức giá này được cho là quá thấp đối với DN bia rượu lớn trong lĩnh vực đầy tiềm năng. Và sau đó, cổ phiếu này đã nhanh chóng chạy lên mức giá cao nhất là 166.000 đồng/CP trong phiên giao dịch 9/11 (tương đương mức tăng 4,2 lần) trước lực cầu lớn từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, ngay sau khi đạt đỉnh, BHN đã quay đầu giảm cực mạnh khiến cho nhiều nhà đầu tư thua lỗ nặng.

Từ đây, người ta có thể nghĩ, SAB đã được đẩy lên mức 110.000 đồng/CP thì việc làm giá trong bối cảnh hiện nay cũng rất khó khăn. Ngược lại, nếu có biến động về kết quả kinh doanh trong những năm tới, giá cổ phiếu này có thể rớt không cần lý do…

Kim

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch thứ Ba, phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp khi mà sự lo lắng của các nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế quan tiếp theo của Tổng thống Donald Trump, theo đó Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế tích lũy 104%.
Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi từ mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi và hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn vào thứ Ba, khi thị trường lấy lại nhịp thở sau đợt bán tháo mạnh gần đây với hy vọng rằng Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán một số mức thuế quan mạnh của mình.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

S&P 500 và Dow Jones tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nỗi lo của các nhà đầu tư về suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết áp thuế, cảnh báo ông có thể tăng thêm thuế đối với Trung Quốc.
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, việc triển khai thí điểm thị trường cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường tài sản mã hóa là công dân.
Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Phố Wall vừa chứng kiến một trong những phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19, khi hơn 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường của các công ty trong chỉ số S&P 500 bị “thổi bay” chỉ trong hai phiên liên tiếp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data