Quốc hội Hy Lạp thông qua gói cải cách thứ hai để đổi lấy cứu trợ
![]() |
Niềm vui của ông Tsipras |
Gói cải cách đầu tiên tập trung vào việc tăng thế và thiết lập kỷ luật ngân sách đã bị không ít thành viên của đảng cảnh tả Syriza phản đối hồi tuần trước và chỉ được thông qua nhờ vào phiếu bầu từ các đảng đối lập ủng hộ EU.
Trong khi Dự luật về gói cải cách thứ hai tập trung vào việc cải cách hệ thống tư pháp và củng cố hệ thống ngân hàng cũng như bảo vệ người gửi tiên là một trong những điều kiện theo quy định của khu vực đồng euro và IMF để mở các cuộc đàm phán về một khoản vay cứu trợ mới dành cho Hy Lạp trị giá 86 tỷ euro.
Dự luật này đã được Quốc hội Hy Lạp thông qua với 230 phiếu thuận trong tổng số 300 phiếu, song một lần nữa lại nhờ vào sự ủng hộ của phe đối lập. Tuy nhiên, lần này chỉ có 36 thành viên của đảng cánh tả Syriza bỏ phiếu chống hoặc phiếu trắng, ít hơn so với 39 thành viên phản đối trong cuộc bỏ phiếu tuần trước.
"Chúng tôi đã lựa chọn khó khăn, nhất là đối với cá nhân tôi, song đó là sự lựa chọn có trách nhiệm. Hôm nay tất cả chúng ta phải xác định lại các khả năng phía trước của chúng ta trong hoàn cảnh mới", Tsipras nói trong một lời kêu gọi quốc hội để trở lại các cải cách.
Trước đó, ông Tsipras đã công khai nói rằng ông không đồng ý với những yêu cầu của các nước láng giềng trong khu vực đồng euro IMF để tiến hành các cuộc đàm phán về một gói cứu trợ thứ ba nhằm giúp Hy Lạp không bị phá sản và phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung. Nhưng sau đó ông đã chấp nhận thỏa thuận để giữ cho đất nước của mình trong euro và ông nói với những người bảo thủ trong đảng của mình là phải đối mặt với thực tế.
Sau khi Quốc hội Hy Lạp thông qua gói cải cách thứ nhất, ECB đã nâng mức hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) cho các ngân hàng của Hy Lạp lên 900 triệu euro sau ba tuần "đóng băng"; đồng thời EU cũng cấp cho Hy Lạp một khoản vay bắc cầu trị giá 7,16 tỷ euro (tương đương 7,8 tỷ USD) để giúp Athens đã trả nợ do ECB và IMF. Ngay sau đó, Standard & Poor nâng xếp hạng tín dụng của Hy Lạp hai bậc.
Nhưng khá nhiều ý kiến cho rằng, các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới sẽ chất thêm khó khăn cho nên kinh tế Hy Lạp vốn đã giảm chỉ còn 1/4 sau 5 năm khủng hoảng và tỷ lệ thất nghiệp lên tới hơn 25%. Bởi vậy, hàng ngàn người dân Hy Lạp đã biểu tình phản đối các chính sách này trước Quốc hội.
Bên cạnh đó, sự nghi ngờ vẫn tồn tại mặc dù các thỏa thuận cải cách đã được Quốc hội Hy Lạp thông qua. Một nghị sĩ cấp cao của Đức trong đảng bảo thủ của bà Angela Merkel cảnh báo, Hy Lạp sẽ không nhận được viện trợ nếu không thực sự cải cách.
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ việc Athens không chỉ thông qua các cải cách mà còn thực hiện chúng", Gunther Krichbaum, Chủ tịch Ủy ban châu Âu của quốc hội Đức nói với tờ Bild. "Hy Lạp phải thực hiện đầy đủ các điều kiện, nếu không tiền không thể chảy".
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
