Thị trường Hy Lạp: Mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư
![]() | Hy Lạp và các chủ nợ đồng ý làm việc về những cải cách mới để nhận cứu trợ |
![]() | Tương lai bất định đang chờ đợi Hy Lạp |
Bà Trần Thị Hà Phương, Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp cho biết, hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước còn khiêm tốn và đề nghị hai nước đẩy mạnh trao đổi thương mại, thúc đẩy đầu tư. Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Hy Lạp và đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác trên những lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu và Hy Lạp có thế mạnh như kinh tế biển, hàng hải, đóng tàu, nông nghiệp, du lịch…
![]() |
Ngành du lịch đều là tiềm năng và thế mạnh của hai nước |
Có thể nói, việc hai bên đã ký một số hiệp định hợp tác như Hiệp định khung về du lịch, Hiệp định vận tải hàng không, Bản ghi nhớ hợp về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và Bản ghi nhớ đóng mới tàu biển... đã thúc đẩy hợp tác song phương. Tuy nhiên theo đánh giá thì vẫn chưa tương xứng với mối quan hệ hai nước.
Hợp tác trong lĩnh vực vận tải biển và các ngành liên quan đến tàu biển đang là mối quan tâm lớn nhất bởi cả hai nước đều có nền công nghiệp đóng tàu phát triển. Thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực này không chỉ mang lại lợi ích nhiều mặt về kinh tế mà còn trong triển khai Chiến lược Biển của Việt Nam.
Đại sứ Trần Thị Hà Phương cho biết, đại sứ quán luôn xác định thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực hàng hải giữa Việt Nam và Hy Lạp là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác ngoại giao kinh tế của đại sứ quán. Hai nước đều là quốc gia biển. Hy Lạp là cửa ngõ của Nam Âu. Việt Nam là cửa ngõ của Đông Nam Á. Hy Lạp là nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực vận tải biển với hơn 4.500 tàu thương mại, chiếm hơn 20% tổng số tàu trên thế giới.
Đại sứ cho rằng hợp tác trong lĩnh vực này mang lại lợi ích cho cả hai bên, một sự hợp tác “win-win” đối với doanh nghiệp cả hai nước. Đã có nhiều DN hàng hải hai nước tìm hiểu lẫn nhau và đã có kết quả khả quan nhất như Công ty CP Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng, Tổng Công ty Aries Energy, Công ty Adequate, Công ty Atlantic...
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực du lịch, cả hai nước đã có nhiều hợp tác nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Theo đó, Hiệp hội lữ hành và các công ty du lịch thành viên của hai nước đã tổ chức nhiều đoàn công tác để tìm hiểu thị trường và xúc tiến hợp tác du lịch hai bên. Tổ chức thành công nhiều cuộc hội thảo du lịch Việt Nam – Hy Lạp. Ngoài ra, nhiều công ty truyền thông, truyền hình của hai nước đã và đang tích cực xây dựng và phát các chương trình giới thiệu, quảng bá du lịch trên các kênh truyền hình hai nước.
Theo Bộ trưởng Du lịch Hy Lạp, ngành du lịch đều là tiềm năng và thế mạnh của hai nước, vì vậy cả hai bên cần phải có sự quan tâm và hợp tác tương xứng với tiềm năng du lịch của hai nước. Hy Lạp luôn sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch giữa hai nước có điều kiện thuận lợi thúc đẩy du lịch hai nước.
Tuy nhiên, việc hợp tác giữa các DN hai nước vẫn còn nhiều hạn chế. Đại sứ Trần Thị Hà Phương cho rằng việc thúc đẩy hợp tác giữa DN hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa nhằm tạo ra các cơ hội hợp tác. Các bên cần sớm đi đến ký kết Hiệp định vận tải biển, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần để tạo khung pháp lý cho hoạt động doanh nghiệp.
Mới đây, ngày 25/5/2017 Việt Nam đã khai trương Văn phòng Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại thành phố Thessaloniki. Theo đó các thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, đầu tư, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch… sẽ được trao đổi nhằm góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hy Lạp.
Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp cho rằng sẽ làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Việt Nam trên các lĩnh vực, đặt biệt là kinh tế và vận tải biển, đồng thời Hy Lạp sẵn sàng trở thành cửa ngõ để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và EU.
Đại sứ Trần Thị Hà Phương cũng khẳng định, Chính phủ và nhân dân Việt Nam thực sự coi trọng tình đoàn kết, hữu nghị với chính phủ và nhân dân hai nước, bày tỏ mong muốn mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa chính phủ và nhân dân hai nước sẽ ngày càng lớn mạnh trong tương lai và còn nhiều khả năng, cơ hội để phát triển quan hệ trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, thương mại, du lịch.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
