Hy Lạp: Phép thử mới với kế hoạch ngân sách 2019
TIN LIÊN QUAN | |
![]() | Hy Lạp đạt được thỏa thuận với các chủ nợ về cải cách cứu trợ |
![]() | Hy Lạp và các chủ nợ đồng ý làm việc về những cải cách mới để nhận cứu trợ |
![]() | Tương lai bất định đang chờ đợi Hy Lạp |
![]() |
Bức tranh graffiti tại Athens chơi chữ “Mãi mãi là nợ” (Forever a loan) thay vì “Mãi mãi độc thân"” (Forever alone) - Ảnh: Getty Images |
Hy Lạp đang chuẩn bị kích hoạt một cuộc chiến khác với các chủ nợ và thị trường tài chính.
Chính phủ nước này vừa công bố bản dự thảo đầu tiên của kế hoạch ngân sách năm 2019, trong đó hai kịch bản chi tiêu ngân sách và các chỉ tiêu kinh tế định hướng đã được đưa ra.
Một trong số các điểm đáng chú ý của bản dự thảo này là việc cắt giảm lương hưu được lên kế hoạch và thông qua, phù hợp với kỳ vọng của các chủ nợ.
Việc cắt giảm này dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng Giêng năm tới và là một trong những cải cách khó khăn nhất của Hy Lạp để đạt được thỏa thuận với chủ nợ.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết vào tháng trước rằng việc cắt giảm lương hưu năm 2019 là một phần trong những cải cách mà chính phủ Hy Lạp đã đồng ý; và rằng Hy Lạp cần chứng tỏ mình sẵn sàng hợp tác.
Ngân sách năm 2019 của Hy Lạp ghi nhận lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua nước này không còn là chủ thể của một chương trình cứu trợ. Tuy nhiên, hôm thứ Hai vừa qua, chính quyền Athens đã hứa sẽ bám sát các mục tiêu tài chính từng đồng ý với các chủ nợ.
Trong thực tế, Hy Lạp cũng nói rằng nước này sẽ chi tiêu nhiều hơn khi nền kinh tế tạo thặng dư ngân sách.
Hy Lạp đã kết thúc gói tài chính giải cứu thứ ba vào tháng Tám và cam kết sẽ vẫn tiếp tục duy trì các chỉ tiêu tài chính thắt chặt trong những năm tới nhằm giảm gánh nặng nợ nần.
Theo thỏa thuận như vậy, Hy Lạp phải đạt mức thặng dư ngân sách 3,5% GDP mỗi năm cho đến năm 2022. Tuy nhiên, chính quyền Athens cho biết hôm thứ Hai rằng nước này sẽ đạt mức thặng dư ngân sách, không gồm trả nợ, 4,14% GDP năm 2019.
“Thặng dư ngân sách đã tốt hơn dự kiến trong những năm qua, đạt 4,2% GDP trong năm 2017 so với 1,75% GDP kỳ vọng của các nhà cho vay chính thức”, Carsten Hesse, nhà kinh tế châu Âu tại Berenberg, nói với CNBC vào thứ Hai
Điều này đã cho phép đảng cầm quyền Syriza thanh toán một lần khoảng 1,4 tỷ euro (1,62 tỷ USD) cho người về hưu và các công dân khác bị ảnh hưởng bởi chính sách thắt lưng buộc bụng vào năm ngoái.
Các nhà phân tích kỳ vọng Hy Lạp sẽ đạt mức thặng dư ngân sách trên 3,5% GDP vào năm 2018. Nhưng chính phủ sẽ chỉ có thể chắc chắn về điều đó vào cuối năm nay, và chính xác hơn vào đầu năm 2019, khi các số liệu cuối cùng được công bố.
Điều này có nghĩa là các thay đổi hay cải cách đối với chính sách cắt giảm lương hưu hoặc bất kỳ quyết định tương tự nào khác có thể sẽ phải chờ đợi thêm.
Đảng Dân chủ cánh tả và đảng Dân chủ mới của Hy Lạp đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến và đẩy đảng cầm quyền Syriza xuống thấp hơn. Cuộc thăm dò mới nhất, được tiến hành trên tờ báo Proto Thema vào tháng trước, cho thấy có một khoảng cách bằng 10,9% lượng ý kiến ủng hộ giữa hai bên.
“Chính phủ Hy Lạp đang chịu áp lực rất lớn để có thể thực hiện một số động thái nới lỏng tài chính nhằm cố gắng bắt kịp trong các cuộc thăm dò trước thềm cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào năm 2019”, Ricardo Garcia, Kinh tế trưởng khu vực đồng euro tại UBS, nói với CNBC.
Chuyên gia này cho biết thêm, đảng Dân chủ mới đang gia tăng áp lực trước cuộc bầu cử bởi những hứa hẹn về chính sách tài chính nới lỏng. Nếu đảng cầm quyền Syriza không thể đưa ra các chính sách tương ứng thì các lời hứa mới của đảng Dân chủ mới sẽ có trọng lượng hơn.
Tuy nhiên, những thỏa hiệp như vậy có thể làm xáo trộn thị trường tài chính, ở vào thời điểm Hy Lạp vẫn còn dễ bị tổn thương trước những cú sốc ngoài tầm kiểm soát của nước này.
Ví dụ, tuần trước, chi phí đi vay của Hy Lạp tăng trở lại do những lo ngại liên tục về bất ổn của nền kinh tế Ý ( nước này mở rộng chi tiêu ngân sách trong bối cảnh nợ công lớn khiến lợi suất trái phiếu tăng cao), chứ không phải do bản thân Hy Lạp.
Hy Lạp dự báo sẽ giảm nhẹ mức nợ công trong năm 2019, từ 183% GDP năm nay xuống 170,2% trong năm tới. Dù vậy, nợ vẫn còn lớn và trước mắt, Hy Lạp vẫn là quốc gia thành viên có nợ công lớn nhất Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
