agribank-vietnam-airlines

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thúc đẩy tài chính toàn diện

Thái Hoàng
Thái Hoàng  - 
Ngày 31/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Tổ chức hợp tác quốc tế Sparkassenstiftung Đức (DSIK) tổ chức chương trình Tọa đàm “Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thúc đẩy tài chính toàn diện” và Giao lưu “Tiết kiệm thông minh - Tương lai bền vững” cùng các đơn vị đồng tổ chức: Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.    
aa
quan ly tai chinh ca nhan hieu qua thuc day tai chinh toan dien
Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều diễn giả.

TS. Bùi Hữu Toàn – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Học viện Ngân hàng cho biết, chương trình nằm chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm Ngày Tiết kiệm thế giới (31/10), đây cũng là lần đầu tiên sự kiện này được diễn ra tại Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy phong trào và ý thức tiết kiệm, trong đó tập trung tới đối tượng sinh viên.

TS Bùi Hữu Toàn mong rằng, những thông tin, kiến thức được chia sẻ tại sự kiện từ các góc nhìn đa chiều của cơ quan hoạch định chính sách, các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính – ngân hàng, các hiệp hội, và giới học thuật sẽ giúp các em sinh viên tăng cường được nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng và lợi ích của việc tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng đối với cải thiện đời sống và ổn định kinh tế đất nước.

Cũng tại chương trình, bà Đào Thúy Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước khẳng định chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Tiết kiệm thế giới sẽ giúp trang bị thêm cho các em những kiến thức bổ ích để nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý ngân sách cá nhân hiệu quả, phục vụ thiết thực cho việc học tập cũng như trang bị tốt cho tương lai. Bà cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động, tích cực phối hợp với đơn vị liên quan tiếp tục thúc đẩy nhiều hoạt động hơn nữa nhằm tăng cường nhận thức của người dân về việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính - ngân hàng nói chung, tiết kiệm và quản lý tài chính cá nhân nói riêng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó chú trọng đến đối tượng là giới trẻ, phụ nữ, người yếu thế trong xã hội.

Ở Việt Nam, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2020 với mục tiêu tổng quát để mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững.

Trong đó, xác định rõ phạm vi của các dịch vụ tài chính cơ bản như tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, bảo hiểm và các nhóm đối tượng ưu tiên là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, những người yếu thế, lao động di cư, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Với vai trò là đơn vị chủ trì và điều phối xây dựng và triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, NHNN đã chủ động, tích cực thúc đẩy nhiều chương trình nhằm tăng cường nhận thức của người dân về việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính - ngân hàng nói chung, tiết kiệm và quản lý tài chính cá nhân nói riêng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chương trình như “Tiền khéo - Tiền khôn”, “Tay hòm chìa khóa”, "Đồng tiền thông thái", cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”... có sức lan tỏa cao.

Bên cạnh đó, NHNN và một số trường đại học, học viện với sự hỗ trợ của DSIK đã triển khai nhiều hoạt động giáo dục tài chính dưới hình thức học hấp dẫn thông qua các trò chơi kinh doanh mô phỏng với nhiều chủ đề khác nhau do DSIK phát triển. Đây là một cách học mới, dễ hiểu, dễ tiếp thu, mang tính tương tác và thực tế cao, được giảng viên và học viên đánh giá cao về nội dung cũng như hình thức thể hiện.

TS. Phạm Minh Tú - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng khẳng định, khi có năng lực quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, tài chính cá nhân sẽ luôn duy trì an toàn và chi tiêu hiệu quả hơn, giúp nâng cao khả năng tiết kiệm, thúc đẩy tích lũy tài sản cá nhân, qua đó nâng cao tổng tiết kiệm xã hội, tạo thêm lớp đệm chống sốc cho nền kinh tế cũng như mở rộng vốn đầu tư phát triển kinh tế. Ngoài ra, khi có tài sản tích lũy hay các khoản tiết kiệm, cá nhân mỗi người sẽ chủ động tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ tiết kiệm chính thức từ các tổ chức tài chính để lưu trữ và lấy lãi, tránh lạm phát hằng năm. Điều này một lần nữa lại giúp thúc đẩy tài chính toàn diện.

Chia sẻ về vấn đề tài chính cá nhân và quản lý tài chính cá nhân, PGS.TS. Nguyễn Đức Trung - Phó Hiệu trưởng phụ trách Đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng, khi bàn đến tài chính cá nhân thì chúng ta thường hay chỉ nghĩ đến vấn đề đầu tư tài chính hay đầu tư chứng khoán, tuy nhiên vấn đề tài chính cá nhân chi phối một phạm trù rộng hơn rất nhiều. Tài chính cá nhân liên quan đến việc tối ưu hóa ba yếu tố, gồm: Tối ưu hóa nguồn thu nhập, kiểm soát chi tiêu hiệu quả và việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp.

Sau khi có tiết kiệm thì chúng ta mới nghĩ đến vấn đề lựa chọn kênh đầu tư nào là hiệu quả để có thể gia tăng tích lũy tài sản. Diễn biến thị trường tài chính trong một năm qua đã chứng minh cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc hiểu biết kiến thức về các sản phẩm đầu tư quan trọng như thế nào. Người dân không có kiến thức đầu tư cần thiết sẽ rất dễ rơi vào bẫy lừa đảo và tin vào các kênh đầu tư đầy rủi ro.

“Nhiều người nghĩ đến việc đầu tư tuy nhiên đứng dưới góc độ một lãnh đạo của một trường đại học thì chúng tôi đánh giá rất cao về tiềm năng của giá trị sức lao động. Thông qua việc đào tạo nghề nghiệp bài bản và nắm bắt nhu cầu xã hội thì sức lao động của chúng ta có thể trở thành một tài sản có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn bất kỳ loại tài sản tài chính này”, PGS.TS. Nguyễn Đức Trung nói.

Một trụ cột kế tiếp của vấn đề tài chính cá nhân là việc xây dựng và kiểm soát một kế hoạch chi tiêu hiệu quả để có thể duy trì một mức tiết kiệm đều đặn. Nếu không thể gia tăng được thu nhập một cách nhanh chóng như trên thì chúng ta cần học cách theo dõi và quản lý chi tiêu hiệu quả.

Thông thường, mọi người thường có tâm lý việc tài chính cá nhân thì ai cũng mặc nhiên phải biết vì ai mà chẳng biết dùng tiền và vấn đề tài chính cá nhân là một vấn đề khá nhạy cảm khi được nhắc đến trong các cuộc trò chuyện. Chỉ khi va vấp vào các vấn đề tài chính thì bắt đầu chúng ta mới nhận ra tầm quan trọng của của kỹ năng quản lý tài chính cá nhân.

“Việc quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng rất cần thiết, giống như những kỹ năng khác nó cần được hình thành thông qua quá trình rèn luyện. Không hẳn phải đến khi học đại học hoặc khi chúng ta đi làm có tiền thì mới bắt đầu quan tâm đến tài chính cá nhân”, PGS.TS. Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh.

Ông Christian Grajek, Trưởng đại diện DSIK khu vực Đông Nam Á nhấn mạnh đến vấn đề tiết kiệm, bởi nếu như chúng ta thu nhập lớn hơn chi tiêu thì cần có khoản tiết tiệm hàng tháng. Vấn đề quan trọng là phải biết được những khoản chi tiêu nào là cần thiết và không cần thiết, cần phân biệt được giữa mong muốn và nhu cầu.

“Liệu chúng ta có cần phải mua ngay điện thoại iPhone 14 hay không, hoặc chúng ta có thể tiết kiệm bằng cách tự pha cà phê ở nhà hay đi ra quán!”, ông Christian Grajek lấy dẫn chứng.

quan ly tai chinh ca nhan hieu qua thuc day tai chinh toan dien

Là đơn vị được giao đầu mối triển khai chiến lược, kế hoạch hành động phát triển tài chính toàn diện, TS. Phạm Minh Tú cho biết, NHNN đã đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu trên với kỳ vọng nâng cao sinh kế cho người dân, góp phần phát triển bền vững.

Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện.

Thứ hai, phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, chi phí hợp lý.

Thứ ba, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện.

Thứ tư, hoàn thiện và tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, tạo điều kiện giảm phí giao dịch, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tài chính toàn diện.

Thứ năm, giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến thức tài chính; bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Thứ sáu, các giải pháp hỗ trợ khác.

Theo TS. Phạm Minh Tú, mọi giải pháp đều hướng tới mục tiêu là tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ, sản phẩm tài chính - ngân hàng của người dân, trong đó có giải pháp tập trung vào giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng tài chính nhằm giúp cá nhân nâng cao hiểu biết tài chính cần thiết cũng như năng lực quản lý tài chính cá nhân, giúp đảm bảo an toàn tài chính, hướng tới chủ động tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính.

“Do đó, bên cạnh sự nỗ lực triển khai chiến lược tài chính toàn diện của Chính phủ, mỗi cá nhân, đặc biệt các học sinh, sinh viên hãy chủ động học tập hết mình, trau dồi kiến thức về tài chính, đặc biệt các kiến thức về sản phẩm tài chính - ngân hàng chính thức để tiếp cận đến sản phẩm tài chính phù hợp nhu cầu và tăng cường năng lực quản lý tài chính cá nhân bản thân”, TS. Phạm Minh Tú nhắn gửi đến các sinh viên.

Thái Hoàng

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data