Phim Việt ngày càng tự tin vươn xa
![]() | Yếu tố truyền thống trong phim Việt lên ngôi |
![]() | Cần đưa tính dân tộc vào phim Việt |
Không cần phải quá xa xôi, năm 2018 vừa qua, điện ảnh Việt với phim “Người vợ ba” (The Third Wife) của đạo diễn Nguyễn Phương Anh đã chiến thắng ở một số liên hoan phim quốc tế, trở thành điểm sáng và tạo cú hích cho phim Việt. Cụ thể, “Người vợ ba” đã được Ban giám khảo Liên hoan phim quốc tế Kolkata (KIFF) lần thứ 24 của Ấn Độ trao giải Phim hay nhất.
![]() |
Cảnh trong phim “Một khu đất tốt” |
Bên cạnh đó, “Người vợ ba” tại Liên hoan phim Toronto 2018 ở Canada xuất sắc vượt qua các ứng viên châu Á nặng ký khác để giành giải thưởng vô cùng danh giá là Phim châu Á xuất sắc nhất (Best Asia Film) do NETPAC tài trợ. Sau đó, bộ phim của Nguyễn Phương Anh tiếp tục đạt giải thưởng TVE-Another Look - giải thưởng tôn vinh các bộ phim liên quan đến giới nữ, có nghệ sĩ nữ viết kịch tại Liên hoan phim San Sebastian lần thứ 66 ở Tây Ban Nha.
Sở dĩ “Người vợ ba” được đánh giá cao và “ẵm” nhiều giải thưởng kể trên trong năm 2018 bởi phim dựa trên một câu chuyện có thật, là câu chuyện về sự giằng xé, đấu tranh của một cô bé tên Mây (Trà My) trong cuộc hôn nhân sắp đặt với một người đàn ông hơn cô nhiều tuổi. Qua bộ phim, nhà làm phim muốn phản ánh tâm tư của nữ giới trong một xã hội do đàn ông thống trị.
Bên cạnh đó, năm 2018, phim nghệ thuật “Đảo của dân ngụ cư” (đạo diễn Hồng Ánh) đến với liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 58 được xướng tên ở hạng mục “Best Story” - Câu chuyện hay nhất. Giải thưởng này của “Đảo của dân ngụ cư” tiếp tục lan tỏa “chất” của bộ phim này, bởi trước đó tác phẩm này đã giành được nhiều giải thưởng quan trọng và có tiếng tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương, Liên hoan phim quốc tế ASEAN 2017, Liên hoan phim quốc tế Á – Âu...
Trở về với thực tại, mới đây, Liên hoan phim quốc tế Berlin (Liên bang Đức) lần thứ 69 đã trình chiếu bộ phim ngắn “Một khu đất tốt” (Blessed Land) của đạo diễn trẻ Phạm Ngọc Lân, đồng thời bộ phim này là đại diện duy nhất của Việt Nam dự tranh giải chính thức hạng mục phim ngắn xuất sắc nhất cùng 24 phim ngắn của các đạo diễn đến từ 17 quốc gia trên thế giới.
Theo chia sẻ của đạo diễn trẻ Phạm Ngọc Lân, qua 8 suất chiếu vừa qua, “Một khu đất tốt” luôn có đông đảo khán giả nước sở tại đến theo dõi, nhiều người yêu thích bộ phim này. Giới chuyên môn thừa nhận, “Một khu đất tốt” của Phạm Ngọc Lân là tác phẩm điện ảnh sáng tạo và giàu giá trị nghệ thuật, có bản sắc và lan tỏa những thông điệp nhân văn. Dù có thế nào, “Một khu đất tốt” cũng sẽ là điểm sáng, góp phần tạo nên sự thu hút khán giả và sự thành công của Liên hoan phim quốc tế Berlin uy tín, lâu đời bậc nhất trên thế giới.
Bộ phim ngắn của đạo diễn trẻ Phạm Ngọc Lân tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 69 giới thiệu hai tuyến nhân vật chính trong những tình huống trái ngược nhau. Phim kể về hành trình của một người mẹ và đứa con trai tại một khu nghĩa trang để tìm mộ của người chồng quá cố sau nhiều năm lưu lạc.
Song song, ở một bối cảnh khác, xuất hiện trên khu đất nghĩa địa năm xưa, giờ đây đã được xây dựng lại thành sân golf, là hình ảnh người đàn ông giàu có cùng cô nhân tình trẻ. Thông qua việc sử dụng gam màu trắng đen làm chủ đạo xuyên suốt cả bộ phim, Phạm Ngọc Lân khắc họa rõ tính tương phản của các tuyến bối cảnh và nhân vật, đồng thời làm nổi bật hình ảnh các đụn cát, vốn là một trong những phông nền chính của phim.
Với thời lượng phim hơn 19 phút, khán giả cảm nhận được sự đối lập giữa kẻ giàu và người nghèo, ranh giới tưởng chừng như rất xa được thu gần lại qua đường chân trời nơi một khu đất tốt. Ý niệm về hiện thực cuộc sống và cái chết trở nên hư ảo như bãi cát nóng mùa hè ở khu đất ấy. Khi gió thổi qua cồn cát, người xem nghĩ về ký ức phai nhạt của người mẹ hoặc cơn bão đang đến gần sẽ nhanh chóng làm thay đổi thực tại.
Tuy còn nhiều khó khăn, thử thách và cả những điểm yếu nội tại, tuy nhiên không thể phủ nhận điện ảnh Việt trong những năm qua đã có những bước tiến, tạo ra sự chú ý với quốc tế. Bởi không thể phủ nhận, có lúc điện ảnh Việt sắp chạm vào những biểu tượng danh giá của những liên hoan tầm cỡ và lớn của nhân loại như Venice, Cannes, Toronto, Bafta… khi “Bi, đừng sợ!” đoạt 2 giải tại Cannes (2010), “Chơi vơi” đoạt giải ở Venice (2009), “Đập cánh giữa không trung” (Venice 2014) trong các hạng mục nhỏ dành cho các nhà phê bình phim.
Bên cạnh đó, bộ phim của Việt Nam là “Cha, con và…” được tranh giải chính thức Gấu vàng của Liên hoan phim Berlin 2015 cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của điện ảnh Việt Nam. Tuy chỉ là “những giọt nước giữa đại dương” nhưng các bộ phim kể trên đã góp phần nâng tầm uy tín của diện mạo điện ảnh Việt Nam khởi sắc so với tình hình ảm đạm trước đó.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
