agribank-vietnam-airlines

Phim Việt hóa: Vừa mừng, vừa lo

Hoàng Anh
Hoàng Anh  - 
Cả phim truyền hình lẫn phim chiếu rạp ở nước ta đã xuất hiện nhiều tác phẩm Việt hóa, thu hút sự quan tâm của người xem và tạo ra một không khí tươi mới cho nền điện ảnh.
aa

Việt hóa – con dao hai lưỡi

Theo giới chuyên môn, Việt hóa phim nước ngoài đã mang đến làn gió mới cho điện ảnh Việt. Lợi thế của phim Việt hóa là kịch bản phim hấp dẫn với nhiều tình tiết lôi cuốn, đã được khán giả ở nhiều quốc gia “thẩm định”. Thông thường, những kịch bản phim được chọn Việt hóa đã từng “làm mưa, làm gió” ở nước sở tại, được công chúng đón nhận. Đây vừa là lợi thế nhưng đồng thời cũng là thách thức không nhỏ cho các nhà làm phim. “Cái bóng” quá lớn từ sự thành công của bộ phim phiên bản gốc là “đỉnh cao” mà các nhà làm phim đi sau không dễ vượt qua.

Khi nói về thành công của một số bộ phim Việt hóa thời gian gần đây, đạo diễn Đặng Nhật Minh cho biết, “thành công có phần quyết định không nhỏ từ kịch bản quá hay, câu chuyện cuốn hút, nhân vật được khắc họa tính cách rõ nét, tình huống logic, thú vị. Đó là điểm mạnh ở những kịch bản ở nước ngoài, cũng là điểm yếu của kịch bản trong nước”. Doanh thu cao, tiết kiệm thời gian, khắc phục được tình trạng khan hiếm kịch bản hay, trào lưu phim Việt hóa phát triển rầm rộ hơn trong thời gian gần đây. Đạo diễn, NSƯT Vũ Xuân Hưng cho rằng, các phim Việt hóa mang đến cách làm chuyên nghiệp, kịch bản chặt chẽ và xây dựng tính cách nhân vật mạch lạc. Những phim này là giúp chúng ta làm mới nền điện ảnh Việt. Đặc biệt giúp khán giả có thêm những món ăn, khẩu vị phong phú.

phim viet hoa vua mung vua lo
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nhiều người cũng không khỏi lo ngại bởi trào lưu Việt hóa phim rầm rộ ở nước ta thời gian qua. Không ít đạo diễn, nhà sản xuất đưa ra nhận định, nhiều khi xem phim Việt hóa của Hàn Quốc thì không thấy khác gì phim Hàn. Từ cốt truyện, nhân vật, tính cách, trang phục, bối cảnh… đều không sai bản gốc chút nào như Hậu duệ mặt trời phiên bản Việt. Sự mới lạ, độc đáo và dấu ấn sáng tạo trong những bộ phim Việt hóa ấy gần như bằng không. “Phim làm lại nhưng phải giữ kịch bản đúng như nguyên tác và bắt chước từ góc máy, cách tạo hình nhân vật và thậm chí cả lời thoại. Những phim như thế không có sự sáng tạo. Mặc dù khán giả có nhiều lựa chọn hơn nhưng về mặt học thuật thì phim Việt hóa có thể ví như bản photo”, NSND Đào Bá Sơn nhấn mạnh. Và chính những yếu tố này làm “mòn” đi sự sáng tạo của những người làm phim (nhất là đạo diễn, biên kịch) và cũng góp phần khiến khán giả nhanh chán.

Những thành công làm đòn bẩy

Trên thực tế, cả phim truyền hình lẫn phim chiếu rạp ở nước ta đã xuất hiện nhiều tác phẩm Việt hóa, thu hút sự quan tâm của người xem và tạo ra một không khí tươi mới cho nền điện ảnh. Đặc biệt, tạo tiếng vang ở thời điểm hiện tại là phim Tiệc trăng máu của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, sau gần hai tuần ra rạp đã cán mốc 100 tỷ đồng, trở thành tác phẩm ăn khách nhất tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Từ kịch bản gốc đình đám Perfect Strangers (Italy), Tiệc trăng máu là phiên bản chuyển thể được đánh giá cao, yếu tố quyết định thành công của bộ phim này chính là kịch bản.

Đạo diễn Dũng “khùng” đã xây dựng nên bối cảnh phần lớn chỉ loanh quanh trong một ngôi nhà, với 7 diễn viên nhưng câu chuyện lại đầy kịch tính. Phim này khai thác chủ đề câu chuyện trong mỗi con người. Ở đó, dù thân thiết đến đâu, dù đã là vợ chồng, đầu ấp tay gối hàng ngày thì họ vẫn có thể lừa dối nhau, tạo cho nhau những bí mật “kinh hoàng”. Các vấn đề mang tính gia đình mà bộ phim đề cập đến mang tính châm biếm cao. Chuyện nuôi dạy con cái, chuyện ngoại tình, phụ nữ nói xấu nhau sau lưng, con dâu không muốn sống với mẹ chồng... được đề cập khéo léo qua những lần bí mật trong điện thoại được hé lộ. Những nét riêng mang bản sắc Việt này đã giúp Tiệc trăng máu trở thành phim chiếu rạp được khán giả săn đón nhất trong thời gian qua và hiện tại.

Em là bà nội của anh (tựa gốc Miss Granny của Hàn Quốc) từng là phim chiếu rạp có doanh thu cao nhất lịch sử. Kịch bản phim có nhiều nút thắt, mở với tình huống đan xen liên tục khiến người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Em là bà nội của anh đã thành công trong việc đẩy cảm xúc khán giả lên đến tận cùng, khán giả có thể thoắt khóc, thoắt cười cùng nhân vật. Một điểm thành công nữa của Em là bà nội của anh là đưa được những chi tiết Việt vào phim một cách nhuần nhuyễn, không gượng ép, phim gần gũi, mang không khí Việt, phù hợp với văn hóa, lối sống người Việt chứ không “đậm chất Hàn” như một số phim Việt hóa trước đó.

Phim Yêu (đạo diễn Việt Max) Việt hóa từ bộ phim The love of Siam của Thái Lan cũng nhận được nhiều phản ứng tích cực từ khán giả khi đề cập đến vấn đề khá nhạy cảm trong xã hội là tình yêu đồng tính nữ. Phim đã mang đến cho khán giả những hình ảnh đẹp, cảm xúc chân thật về tình yêu, cho dù đó là tình yêu đồng tính. Ngoài ra, nhiều phim Việt hóa đã hút khán giả tới rạp và có doanh thu cao thời gian qua có thể kể đến Tèo em (Việt hóa từ Due Date của Hollywood), Bạn gái tôi là sếp (chuyển thể từ ATM: Er Rak Error của Thái Lan), Tháng năm rực rỡ, Sắc đẹp ngàn cân (Việt hóa của Hàn Quốc)...

Trong khi đó, ở mảng phim truyền hình, không ít tác phẩm Việt hóa đã tạo ra cơn “sốt” với người xem có: Mùi ngò gai, Dù gió có thổi, Gia đình là số 1, Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng, Gạo nếp gạo tẻ, Cả một đời ân oán… Gần đây nhất có bộ phim dài tập Nhà trọ Balanha được Việt hóa từ tác phẩm Welcome to Waikiki của đài JTBC - Hàn Quốc. Cùng với những tiếng cười sảng khoái, Nhà trọ Balanha đưa vào những hoàn cảnh dị biệt, tình huống lạ thường, nhưng trong đó là những tâm lý quen thuộc của bạn trẻ cùng những trải nghiệm đầu đời về tình bạn, tình yêu, hành trình lập nghiệp gần gũi với khán giả Việt.

Hoặc khép lại cách đây không lâu, phim truyền hình Tình yêu và tham vọng (đạo diễn Bùi Tiến Huy) Việt hóa từ Thế lực cạnh tranh của Trung Quốc, khai thác đề tài kinh doanh bất động sản, khác hẳn lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm so với bản gốc. Ngoài ra, nhóm nhân vật chính Minh, Linh, Phong, Tuệ Lâm đều được làm mới, hay “phức tạp hóa” lý lịch, song song với những câu chuyện thương trường khốc liệt là câu chuyện tình yêu cùng những con người trong “cuộc chiến” đó. Để rồi, Tình yêu và tham vọng trở thành phim truyền hình “made in Việt Nam” và lưu dấu với biết bao khán giả yêu nghệ thuật thứ bảy.

Hoàng Anh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data