agribank-vietnam-airlines

Phim về chủ đề gia đình “lên ngôi”

Khôi Nguyên
Khôi Nguyên  - 
Từ đầu 2023 đến nay, khán giả nước nhà tiếp tục được thưởng thức các phim truyền hình về đề tài gia đình với màu sắc tươi mới, câu chuyện gần gũi, thông điệp đầy tính nhân văn.
aa
Nội dung gắn với đời sống đương đại cùng thông điệp nhân văn, nhiều phim truyền hình “made in Việt Nam” về gia đình đã để lại ấn tượng với khán giả. Dòng phim về gia đình từ đó góp phần kéo một lượng khán giả không nhỏ có thói quen xem phim nội nhiều hơn trước.

Giới làm nghề thừa nhận, mảng đề tài về gia đình luôn tạo cảm hứng cho người làm phim bởi chất liệu dồi dào, góc nhìn đa dạng, nhiều đối tượng khán giả quan tâm. Theo nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã, phim gia đình luôn giàu sức sống với khán giả đại chúng. Điều này cũng cho thấy sự chú trọng ngày càng nhiều của xã hội đối với sự bền vững của gia đình – tế bào xã hội.

Thời gian vừa qua, phim về gia đình phát triển mạnh ở nước ta với nhiều tác phẩm chất lượng, thu hút khán giả với hàng loạt tác phẩm xuất sắc: “Thương ngày nắng về”, “Gara hạnh phúc”, “Cây táo nở hoa”, “Hướng dương ngược nắng”, “Về nhà đi con”, “Sống chung với mẹ chồng”, “Cả một đời ân oán”, “Thương con cá rô đồng”, “Hôn nhân trong ngõ hẹp”, “Hương vị tình thân”, “Mùa hoa tìm lại”, “Hãy nói lời yêu”, “Gạo nếp gạo tẻ”, “Nàng dâu oder”, “Trở về giữa yêu thương”, “Đừng bắt em phải quên”…

Qua mỗi bộ phim kể trên, có thể thấy các nhà sản xuất luôn có sự đầu tư nghiêm túc về nội dung câu chuyện, cách thể hiện nhằm mang tới sự mới mẻ cho khán giả. Chẳng hạn “Hương vị tình thân” càng cuốn người xem vào những mối quan hệ phức tạp xoay quanh các gia đình, lan tỏa thông điệp tình thân gia đình mới quan trọng hơn tất thảy, dù đó chưa hẳn là mối quan hệ huyết thống; “Thương con cá rô đồng” tạo sự đồng cảm của khán giả qua cuộc sống của 5 chị em mồ côi và sự hy sinh của người chị cả tên Thương; “Hãy nói lời yêu” khiến nhiều người phải suy ngẫm về sự bao bọc, uy quyền của cha mẹ với con cái, những vấp váp của người trẻ khi bước vào đời.

Nhiều người làm nghề nhận định, gia đình đang là xu hướng của các nhà sản xuất phim truyền hình ở nước ta. Liên tục đổi mới từ kịch bản đến nội dung, diễn viên tài năng góp mặt, phim về gia đình đã trở thành tác phẩm “quốc dân” được công chúng đón nhận. Dòng phim này cũng đã thoát khỏi cách làm cũ, không còn xoay quanh câu chuyện nhàm chán về mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu, cha con, mẹ con mà đã được mở rộng hơn sang bố chồng - nàng dâu, anh chị em chồng - nàng dâu, anh em trong gia đình… Trước kia, phần thoại của các phim về gia đình đều bị chê không gần với đời thường, tình tiết câu chuyện phim phi lý, xa rời thực tế thì gần đây, những lỗi này đã dần được khắc phục, chân thực hơn.

Cảnh trong phim “Gia đình mình vui bất thình lình”
Cảnh trong phim “Gia đình mình vui bất thình lình”

“Chính sự gần gũi, ấm áp và thấy bóng dáng người xem trong mỗi số phận nhân vật là điều giữ chân khán giả. Lời thoại cuốn hút và tạo được ấn tượng với khán giả, cũng là yếu tố để họ phải theo dõi liên tục từng tập bên cạnh các tình tiết cao trào của phim. Nhân vật phải nói thẳng vào câu chuyện, không lòng vòng, dễ nghe và có tính thực tế”, đạo diễn Nguyễn Danh Dũng của phim “Về nhà đi con”, chia sẻ.

Từ đầu 2023 đến nay, khán giả nước nhà tiếp tục được thưởng thức các phim truyền hình về đề tài gia đình với màu sắc tươi mới, câu chuyện gần gũi, thông điệp đầy tính nhân văn. 45 tập phim “Dưới bóng cây hạnh phúc” (đạo diễn Vũ Trường Khoa) vừa khép lại, tác phẩm thoát khỏi những “bê tông” của thành thị nhưng cũng không mang màu sắc ảm đạm của thôn quê đồng ruộng. Bộ phim như cuốn tự truyện về cuộc đời làm vợ, làm dâu khổ cực của nữ chính Son (Kim Oanh) chỉ biết hy sinh cho nhà chồng. Với hệ thống nhân vật có cá tính, không ai hoàn hảo nhưng độc đáo và khó trộn lẫn cùng chuyện phim hấp dẫn, “Dưới bóng cây hạnh phúc” đã truyền đi thông điệp: hãy nhìn được giá trị thực, hãy chấp nhận những ưu, khuyết điểm của người khác để tiến tới một cuộc sống hạnh phúc và thanh bình.

Vừa kết thúc là “Đừng làm mẹ cáu” (đạo diễn Minh Trí). Tác phẩm nhận về đánh giá tích cực của người xem. Phim khác lạ vì khai thác về tình mẫu tử nhưng ở góc độ giữa một cô gái trẻ và con nuôi của mình. Bằng lối kể chuyện dung dị, nhẹ nhàng, “Đừng làm mẹ cáu” giúp cho những người mẹ và những đứa con được nói lên nỗi lòng của mình trong hành trình yêu thương, trưởng thành cùng nhau. Để họ nhận ra, cuộc đời hạnh phúc biết bao khi con có mẹ, đủ đầy biết bao khi mẹ có con.

Hiện tại, bộ phim “Gia đình mình vui bất thình lình” (đạo diễn Nguyễn Đức Hiếu và Lê Đỗ Ngọc Linh) đang tạo nên cơn “sốt” với người xem. Nội dung phim xoay quanh gia đình ông Toại (NSND Bùi Bài Bình) - bà Cúc (NSND Lan Hương) cùng 3 con trai và 3 cô con dâu. Bộ phim được làm nhẹ nhàng, hiện đại và gần gũi. Chứa đựng nhiều tình huống, xung đột nhưng cách ứng xử, giải quyết vấn đề của các nhân vật trong phim vừa thú vị, vừa hài hước, thậm chí đưa người xem từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác có cả tiếng cười cùng những suy ngẫm. Sau tất cả, các thành viên dần gắn kết với nhau bằng tình thân chứ không chỉ trách nhiệm và quy định của xã hội.

“Gia đình mình vui bất thình lình” gây chú ý bởi khai thác góc nhìn hiện đại về các mối quan hệ trong gia đình. Ở đó, con dâu không phải là “nạn nhân”, mẹ chồng không còn là vai phản diện và những khái niệm về công, dung, ngôn, hạnh khác so với trước đây. Khi xem phim, mọi đối tượng khán giả đều có thể ít nhiều tìm thấy mình trong đó.

Có thể nói, phim truyền hình Việt về gia đình đang ở thời hoàng kim với hàng loạt tác phẩm chất lượng. Theo giới chuyên môn, để có những bộ phim hay hơn, hấp dẫn hơn, chúng ta cần có kịch bản hay, đạo diễn giỏi. “Quan trọng là tìm ra được góc nhìn mới, lát cắt mới”, biên kịch Ngọc Bích chia sẻ.

Khôi Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data