agribank-vietnam-airlines

Phải chủ động và linh hoạt

Minh Khuê thực hiện
Minh Khuê thực hiện  - 
Kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2021 do Vụ Dự báo thống kê (NHNN) mới thực hiện cho thấy, 66,3% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh trong quý I/2021 cải thiện hơn quý IV/2020, 81% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh trong năm 2021 cải thiện hơn so với năm 2020. TS. Châu Đình Linh – Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cho rằng, kỳ vọng là có, song hệ thống TCTD vẫn phải có sự chuẩn bị ứng phó trước khó khăn, thách thức của năm 2021.
aa
phai chu dong va linh hoat
TS. Châu Đình Linh

Từ những kết quả năm 2020, ông nhận định ra sao về hoạt động chung của hệ thống Ngân hàng năm 2021?

Nhìn lại 2020, có thể nói kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng là một trong những điểm sáng của toàn nền kinh tế. Năm 2021, theo tôi hệ thống ngân hàng vẫn có sự phân cấp, gắn với mức độ hoàn thành: nhóm ngân hàng hoàn thành mục tiêu đề ra mà không phải điều chỉnh, nhóm các ngân hàng hoàn thành được mục tiêu theo điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh kinh tế, và nhóm các nhà băng vẫn gặp khó khăn do tái cơ cấu, xử lý nợ xấu… Những ngân hàng lớn, có tính dẫn dắt thị trường, nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì được kết quả kinh doanh khả quan, bởi lợi nhuận ngân hàng không phải đến từ một khách hàng mà là một cơ số khách hàng có sẵn; giao dịch mua bán cũng không phải mua đứt bán đoạn mà là những hợp đồng dài hạn, nên kết quả kinh doanh cũng sẽ tính theo từng năm. Điều cần quan tâm ở đây là trong bối cảnh năm 2021 với nhiều thách thức, diễn biến khó lường thì tình hình kinh doanh sẽ dựa trên động lực tăng trưởng nào.

Tăng trưởng từ tín dụng, hay dịch vụ như thanh toán quốc tế, kiều hối, bảo hiểm, trái phiếu… đều là những điểm khả quan của năm 2020. Năm nay, những yếu tố trên vẫn sẽ tiếp tục được duy trì, song sẽ có thêm những động lực mới, nên mỗi ngân hàng đều sẽ phải xác định động lực tăng trưởng của mình tới từ đâu, dựa trên định hướng chiến lược của từng ngân hàng.

Theo quan điểm của tôi, có ba điểm sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng của ngân hàng trong năm 2021. Thứ nhất, yếu tố tới từ chuyển đổi ngân hàng số để có thêm lượng khách hàng mới. Thứ hai là động lực liên quan tới xử lý nợ dứt điểm. Thứ ba là tìm kiếm phân khúc thị trường mới để tạo ra sự chuyên biệt. Thêm nữa, năm 2021 nếu chứng khoán tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh thì những dịch vụ hậu cần liên quan tới vấn đề này hay như việc bảo lãnh phát hành trái phiếu trên thị trường cũng là động lực mới để có kết quả kinh doanh khả quan.

Theo ông những thách thức chính mà hệ thống ngân hàng năm 2021 phải đối diện?

Khó khăn đầu tiên của các nhà băng là phải có riêng một nguồn lực để hoàn thiện Basel II. Những ngân hàng nào đã áp dụng được Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn sẽ phải tính tới phương pháp nâng cao. Số ngân hàng đã triển khai được Basel II thì cũng cần tính tới thí điểm Basel III. Đây là chuyện bắt buộc phải làm để hướng ngân hàng phát triển bền vững, an toàn và minh bạch.

Ở trên tôi có đề cập tới việc thúc đẩy chuyển đổi số, đây cũng là thách thức với nhà băng bởi câu chuyện hoàn thiện công nghệ đồng thời phải chấp nhận một chi phí rất lớn, đây có thể là cản trở trong hiện tại nhưng lại sẽ là động lực để bứt phá trong tương lai.

Một trong những rào cản lớn nữa đối với hệ thống ngân hàng trong năm 2021 được nói tới nhiều là nợ xấu. Năm 2020, hệ thống ngân hàng đã phải căng mình có những giải pháp giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ… cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì nợ xấu sẽ có độ trễ, và dềnh lên trong năm 2021.

Nhìn chung, năm 2021 hệ thống các ngân hàng buộc phải tập trung xử lý nợ xấu và hoàn thiện về quản trị rủi ro chủ động. Basel sẽ là một trong những nền tảng giúp ngân hàng quản trị rủi ro một cách chủ động.

Vậy còn những khó khăn khác, thưa ông?

Cũng cần nói thêm rằng, năm 2021 bên cạnh sự cạnh tranh với các nhà băng khác, từng ngân hàng cũng sẽ phải khẳng định vị thế của mình trước sự xâm lấn thị phần của các công ty tài chính, các công ty công nghệ tài chính (Fintech); hay những thành viên của thị trường vốn mà đặc biệt là công ty chứng khoán… Nếu thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường vốn nói chung ngày càng hoàn thiện đồng nghĩa ngân hàng sẽ càng phải chủ động, linh hoạt hơn, xác định hướng chiến lược rõ ràng để đạt mục tiêu đề ra.

Dịch Covid-19 cũng chưa biết tới khi nào sẽ chấm dứt, những hệ quả mà Covid-19 mang lại đều nằm trong tất cả vấn đề rủi ro liên quan tới nợ, liên quan tới hoạt động phục hồi của các DN bị ảnh hưởng. Hiện nay kỳ vọng phục hồi lớn đều đặt vào vắc-xin, mức độ kiểm soát dịch bệnh và độ mở của nền kinh tế. Nền kinh tế nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng sẽ phải có những kịch bản từng cấp độ để ứng phó với dịch bệnh, từ đó có giải pháp phù hợp để “lựa dòng” vươn lên.

Xin cảm ơn ông!

Minh Khuê thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Bàn về giải pháp đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, cần tập trung vào thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong nước. Trong đó, nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Chính sách thuế mới của Mỹ không chỉ là rào cản thương mại đơn thuần, mà là bài kiểm tra khả năng thích ứng, minh bạch và bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định của ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) xung quanh câu chuyện Mỹ áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam đã chủ động giảm thuế nhiều loại hàng hóa nhập khẩu để hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ và các đối tác lớn trên tinh thần cùng phát triển. Song Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế bị Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cao nhất, ở mức 46%. Bộ Tài chính đã có những ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này.
Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và hướng tới hai con số trong giai đoạn tiếp theo, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát tháo các điểm nghẽn đang kìm hãm năng lực phát triển của kinh tế tư nhân.Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những phân tích trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Chất lượng giáo dục ưu tú là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.

Những rủi ro toàn cầu nào đáng chú ý?

Các ngân hàng trung ương ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam dự kiến ​​sẽ chờ đợi thêm các động thái mới và không cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Mặc dù lãi suất của Hoa Kỳ dự kiến ​​vẫn ở mức cao, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã giúp các ngân hàng trung ương khu vực Đông Nam Á tự chủ hơn trong việc cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình mỗi quốc gia.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data