Nói và làm?
![]() |
Ảnh minh họa |
Đó là chuyện không ít cán bộ thản nhiên dùng “hàng ngoại” như đi xe ngoại, hút thuốc lá ngoại, uống bia, rượu ngoại. Rồi thì dùng áo quần, giày dép… ngoại, nhưng lại đi tuyên truyền cổ xúy cho “hàng nội”.
Mà không riêng gì cán bộ, những người lớn, nhất là các thầy cô giáo khi giáo dục trẻ em, học sinh về việc “dùng hàng Việt là yêu nước” thì bản thân phải làm gương trước. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh phải được giáo dục để hình thành văn hóa về sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt, tinh thần tự hào về hàng Việt.
Ông nhấn mạnh. Thầy, cô giáo, phụ huynh phải là tấm gương cho con trẻ về văn hóa tiêu dùng hàng Việt. Để khi trưởng thành, dùng hàng Việt phải trở thành mối quan tâm đầu tiên của người Việt trong mỗi hành vi quyết định tiêu dùng hàng hóa, sử dụng dịch vụ nội địa.
Chuyện tương tự tại một diễn đàn kinh tế của Ủy ban kinh tế Quốc hội được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, khi bàn về chuyện tiết kiệm, giáo sư Võ Đại Lược đã kể lại tình huống khá hài hước. Đó là có một doanh nghiệp lớn đã tổ chức hội thảo về chuyên đề tiết kiệm. Song địa điểm được chọn để tổ chức hội thảo này lại là một resort 5 sao khá nổi tiếng?
Thời gian qua, đã có không ít cuộc vận động toàn dân tiết kiệm, nhưng sự lãng phí trong không ít cán bộ và cơ quan Nhà nước vẫn cứ hiển hiện hàng ngày. Những chiếc xe ô tô tiền tỷ, những công sở được xây dựng bằng tiền thuế của dân với con số lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Rồi những lễ hội rầm rộ, những hội thảo với mục đích chính là đưa cả cơ quan đi nghỉ mát bằng tiền ngân sách?
Giáo sư Trần Văn Thọ có kể lại câu chuyện trong một bài viết. Đó là vào những năm khó khăn của đất nước Nhật, Chính phủ nước này đã kêu gọi người dân hãy “thắt lưng buộc bụng” để cùng đưa đất nước ra khỏi tình trạng khó khăn. Bản thân các vị bộ trưởng của nước khi đi công tác ở nước ngoài, đã chọn giải pháp hai bộ trưởng ở cùng một phòng khách sạn để tiết kiệm ngân sách.
Và kết quả của những năm tháng từ vị bộ trưởng cho đến người dân đều “thắt lưng buộc bụng” đó, đã đưa nước Nhật trở thành một cường quốc như ngày hôm nay.
Kể chuyện đến đây, anh bạn giáo viên liền hỏi: Vậy khi nào Việt Nam ta sẽ trở thành một cường quốc như Nhật Bản? Cũng như mọi lần, anh bạn nhanh nhảu tự trả lời cho câu hỏi đặt ra với một lập luận.
Này nhé, với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chúng ta sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, chẳng mấy chốc lại vươn ra cạnh tranh với thị trường thế giới. Khi mọi người đều ưu tiên dùng hàng Việt sẽ giúp cho đất nước không phải lãng phí một lượng lớn ngoại tệ để nhập hàng, cũng như triệt tiêu được nạn hàng lậu từ nước ngoài nhập về.
Cộng với đó, thay vì phát động phong trào tiết kiệm, thì từ quan chức đến người dân cùng đồng lòng “thắt lưng buộc bụng” như cách làm ở bên xứ hoa anh đào. Lúc đó đất nước sẽ triệt tiêu được nạn lãng phí, tình trạng thiếu bệnh viện, trường học, nhà ở cho người nghèo… cũng nhờ đó mà chấm dứt.
Nói tóm lại khi “nói và làm” đi đôi với nhau, thì Việt Nam ta đâu có thua gì Nhật Bản?
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
