agribank-vietnam-airlines

Nỗ lực chặn dòng tiền bẩn

Hoàng Long
Hoàng Long  - 
Sau sự kiện dòng tiền bẩn thông qua AgBank (Trung Quốc) bị triệt phá, cả thế giới kỳ vọng sẽ triệt tiêu được vấn nạn này ở từng quốc gia.
aa
Nỗ lực chặn dòng tiền bẩn
Ảnh minh họa

Ngày 25/11, Hãng tin Reuters đưa tin cảnh sát Trung Quốc triệt phá được đường dây rửa tiền trị giá 4,5 tỷ USD (tương đương 28,8 tỷ nhân dân tệ) tại NH Nông nghiệp Trung Quốc (AgBank). Cụ thể, 14 nghi phạm trong bốn băng nhóm đã bị cảnh sát thành phố Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc bắt giữ.

Theo nguồn tin từ hãng Tân Hoa Xã, trước khi bị phanh phui, hàng ngày, mỗi giao dịch bất hợp pháp của nhóm tội phạm đều vượt quá 100.000 USD. Qua điều tra, cảnh sát thành phố Đại Liên đã phát hiện các giao dịch bất hợp pháp xuất phát từ 1,4 triệu hồ sơ giao dịch ngoại hối.

Hình thức phạm tội của nhóm này là liên kết giữa các băng đảng với người của NH để tiến hành các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp, trong đó, chủ yếu là cung cấp dịch vụ cho hoạt động cờ bạc ở Macau và Hàn Quốc nhằm thu về những khoản lợi nhuận kếch xù.

Thực tế, việc rửa tiền qua NH ở Trung Quốc ngày một gia tăng. Bằng những thủ đoạn tinh vi, các băng đảng tội phạm tìm cách tạo một "lý lịch sạch sẽ" cho những đồng tiền bất chính của mình thông qua NH. Và AgBank chỉ là một trong những NH đang thực hiện giao dịch bất hợp pháp.

Nguồn gốc của tiền bẩn lưu thông rất đa dạng, có điều chúng cùng có chung một đặc điểm là các hoạt động phạm pháp: buôn lậu, tham ô, lừa đảo... Khi dòng tiền bẩn này được rửa qua NH sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Bởi như thế có nghĩa là trước đó đã xảy ra các hoạt động phạm pháp.

Tiền có rửa được thì các băng nhóm tội phạm mới tồn tại được và phạm tội để kiếm tiền bất hợp pháp. Rửa tiền là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong những hoạt động phạm pháp nhằm đem lại những món lời khổng lồ.

Chưa kể, theo một số nguồn tin, các băng đảng tội phạm hiện nay không chỉ dùng tiền bẩn này để tư lợi cá nhân, mà có thể nó còn được cung cấp cho tội phạm chiến tranh hay các tổ chức khủng bố.

Nói như một nhà phân tích chính sách quốc tế tại Rand Corp (một công ty phân tích quân sự do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ), bằng cách nào đó, các nhóm khủng bố luôn nhận được nguồn tiền dồi dào để huấn luyện các tay súng và triển khai tấn công ở nhiều quốc gia khác nhau. Điều này chỉ có thể xảy ra khi dòng tiền bẩn của chúng được rửa thông qua hệ thống NH của nước đó.

Quả vậy, tờ báo The Guardian đưa ra số liệu thống kê, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS kiếm được 36 triệu USD từ các cổ vật có niên đại lên đến 8.000 năm tại al-Nabuk - một khu vực đồi núi phía Tây Damas (Syria). IS còn thu thuế của người dân thuộc lãnh thổ mà chúng kiểm soát. Chúng cũng nhận được nguồn tiền từ các cá nhân ở một số quốc gia thuộc vùng Vịnh nhằm lật đổ chế độ Bashar al-Asad ở Syria.

Hiện nguồn thu này đã bị giảm xuống, chỉ còn khoảng 40 triệu USD/năm. Hiện tại, tổ chức khủng bố này đã có đồng "dinar vàng", được đúc từ vàng thật để củng cố tầm ảnh hưởng như một Nhà nước chính danh. Trong đó, đáng chú ý là IS kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn và màu mỡ, nằm dọc theo thung lũng sông Tigris và Euphrate.

Theo ước tính, mỗi năm, IS thu được khoảng 200 triệu USD từ lúa mì và đại mạch, bán ra thị trường chợ đen. 1/3 các địa danh khảo cổ của Iraq đang dưới quyền kiểm soát của IS nên tình trạng cổ vật tuồn ra thị trường đen ngày càng diễn ra trầm trọng…

Với số tiền có được, không có gì ngạc nhiên khi IS luôn tồn tại và nuôi sống ý định đẫm máu của chúng một cách dễ dàng. Và vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để xác định được đường đi của dòng tiền bẩn và lên kế hoạch thực hiện một chiến dịch truy quét các hình thức thanh toán ẩn danh và tiền ảo ở các quốc gia.

Đặc biệt, sau cuộc tấn công tại Paris, các nước phải nỗ lực ngăn chặn thủ đoạn chia nhỏ khoản tiền bất chính mà chúng gửi vào các NH nhiều lần, mua các công cụ tiền tệ hay hàng hóa xa xỉ đắt tiền, chuyển lậu tiền ra nước ngoài...

Bên cạnh đó, theo Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các nước phải thiết lập cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên, kịp thời. Giới lãnh đạo thế giới cần phải xác định những điều này là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách ngăn chặn dòng tiền bẩn chảy vào các tổ chức khủng bố.

Hoàng Long

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data