Những “tấm gương” bị… mờ
![]() |
Ảnh minh họa |
Tương tự, tại Trường tiểu học Phú An 1, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế ngay trước giờ chào cờ, khi có mặt nhiều học sinh cũng như cán bộ, giáo viên trong trường, một cô giáo đã dùng tay đánh, đấm túi bụi vào người cô giáo khác. Chưa dừng lại, cô giáo này còn tiếp tục ghì đầu nạn nhân xuống nền nhà rồi dứt tóc cô giáo kia?
Bất luận nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là gì, hay hình thức kỷ luật của nhà trường đối với các hành vi này như thế nào, thì đây quả là một câu chuyện buồn không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn đối với nhiều phụ huynh và học sinh khi vừa mới bước vào năm học mới?
Rất tiếc cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một tiếng nói chính thức nào của người có trách nhiệm trong ngành giáo dục nhìn nhận về vụ việc để làm an lòng các bậc phụ huynh và con em họ?
Hình ảnh “con sâu làm rầu nồi canh” trong ngành giáo dục, đã thật sự là một hồi chuông cảnh báo sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Môi trường giáo dục là nơi đòi hỏi tính mô phạm rất cao, thế mà những hình ảnh rất phản giáo dục như trên lại vẫn có thể xảy ra?
Trước đây, không ít phụ huynh đã phải đau lòng khi xem những cảnh ẩu đả, bạo lực học đường được các em học sinh vô thức hay chủ ý quay clip đưa lên mạng, thì nay liệu lòng tin của họ vào việc giáo dục con em mình của nhà trường sẽ như thế nào khi biết được ngay chính bản thân các thầy, cô giáo cũng có những cách hành xử mang tính chất ẩu đả, bạo lực tương tự?
Câu chuyện làm người viết nhớ lại hai vụ ẩu đả khác gây xôn xao dư luận và làm tốn không ít giấy mực của các cơ quan báo chí. Những người trong cuộc được xem là thành phần mẫn cán của xã hội, khi họ là những cán bộ công chức Nhà nước.
Thế nhưng chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ, một cảnh sát giao thông đã tước đi mạng sống cấp trên của mình ngay tại trạm cảnh sát giao thông Suối Tre, thuộc tỉnh Đồng Nai. Hay chỉ vì lời qua tiếng lại, đã khiến cho hai ông phó giám đốc Sở Nội vụ và Ngoại vụ của tỉnh Bình Phước xô xát và dùng ly bia đánh nhau bị thương phải đưa vào bệnh viện cấp cứu?
Khi lý giải về các vụ án mạng, ẩu đả hay bạo lực xảy ra, các nhà giáo dục học, các chuyên gia thường đưa ra lý do. “Các đối tượng thiếu sự chăm sóc, giáo dục của gia đình…”. Song xem ra sự lý giải đó nếu vẫn cứ áp dụng đối với các trường hợp trên đây âu lại thiếu sự thuyết phục?
Những đối tượng trên, không những được xã hội và gia đình chăm lo giáo dục mà còn được trang bị khá nhiều kiến thức và vốn sống để làm người và làm chuyên môn? Không những thế, họ còn phải là những “tấm gương” tốt cho các em học sinh, cho cấp dưới và cả cho con cái họ noi theo, thế nhưng thật đáng tiếc?
Câu trả lời vẫn xin dành cho các nhà giáo dục học và các chuyên gia khi lý giải về các hiện tượng của những “tấm gương” bị… mờ này?
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
