agribank-vietnam-airlines

Những người đắm đuối với hồn quê

Ngô Thục Miên
Ngô Thục Miên  - 
Tuy hoàn cảnh khác nhau, nhưng không ít người có chung niềm đam mê sưu tầm những món đồ được sử dụng trong đời sống sinh hoạt của người nông dân. Công việc lặng thầm ấy, được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá cao, bởi đã tích cực bảo lưu, truyền trao cho thế hệ sau những giá trị, bài học của cha ông ta từ nền văn minh lúa nước hàng nghìn năm.
aa
Những người đắm đuối với hồn quê
Ông Nguyễn Đăng Luận bên những chiếc cối xay

Thương nông cụ như con

Vốn có quê gốc ở Yên Dũng (Bắc Giang), ông Nguyễn Quang Mạnh chủ hiệu ảnh Vinh Hoa (TP Bắc Giang) đang sở hữu một bảo tàng nhỏ với hơn 3000 hiện vật. Từ những đồ nông cụ như giậm, gầu tát nước, nơm, đó, mâm, nồi, cối đá, cối giã gạo… đến các đồ sành sứ, đèn cổ, mâm cổ… Tất cả là thành quả của hàng chục năm sưu tầm, gìn giữ.

Ông Mạnh cho biết, bản thân có niềm đêm mê sưu tầm từ nhỏ, nhưng phải đến năm 1978, sau chuyến đi thăm nhà lưu niệm Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ thì niềm đam mê chính thức được trỗi dậy.

Ông Mạnh tâm sự: “Tôi nghĩ những thứ này là hồn cốt, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của người nông dân. Sau này, thời đại phát triển cũng như nếp sống, sản xuất, sinh hoạt đổi khác, những đồ vật giản dị này sẽ bị mai một. Lưu giữ lại là việc nên làm. Những gì gắn bó với người nông dân, tôi rất mực trân trọng và yêu như con vậy”.

Đúng như lời ông, yêu như con, thương như con thì phải để chúng được “sống tiếp” trong một không gian tốt. Nghĩ là làm, ông đã trưng bày “các con” của mình tại một khu nhà ba tầng rộng rãi, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều người được chiêm ngưỡng bộ sưu tập của mình.

Cũng yêu các món đồ nhà quê như con, cô giáo Ngô Thị Khiếu đã lập cả một Bảo tàng Đồng quê ở làng Bỉnh Di, xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định). Từ một phòng truyền thống để trưng bày hiện vật đến thành lập bảo tàng tư nhân có diện tích hơn 6000m2, với các khu trưng bày trang trọng, ngăn nắp, mỗi năm đón hàng trăm lượt du khách là cả một quá trình phát triển dài lâu.

Bà Khiếu tâm sự, sống ở quê nên thấm thía những lời mẹ dạy, đắm đuối câu hát mẹ ru. Sau này, bà cũng ru con bằng những lời ru hiền hậu và mềm mại, êm ả như con sông quê. Nhưng cùng với đó, trong quá trình đi dạy học, bà thấy nhiều món đồ từng ăn vào nếp sống, nếp sinh hoạt, gắn với nền văn minh lúa nước của dân tộc hàng nghìn năm đang bị mai một.

Nhất là thời hiện đại, đồ nhựa, đồ nhôm sắt thịnh hành, thì đồ tre nứa gần như không còn được dùng. Mà như thế nhiều người trẻ sẽ không thể biết được cha ông mình từng làm việc, sống như thế nào, trải qua nghìn năm dựng nước, giữ nước, đánh giặc, trị thủy ra sao.

Bà Khiếu tâm sự: “Các món đồ đó có tên có tuổi, thậm chí có thân phận, cùng chịu nhọc nhằn một nắng hai sương như người nông dân. Như cái giần, cái sàng, cái giậm, cái gầu dây, gầu sòng. Từ năm 1990, tôi thấy cần phải lưu giữ lại, món thì xin, món thì mua để cho con, cho các cháu biết được trên đời có những thứ đồ như vậy. Khi được một số món rồi, tôi càng nghĩ nếu không lưu giữ thêm thì nhiều món đồ sẽ không bao giờ còn”.

Trong quá trình tìm hiểu, tôi cũng gặp nhiều tấm gương khác đã hết lòng gìn giữ, để những món đồ dân dã được cất lên tiếng nói của mình. Tiêu biểu như anh Phan Văn Nghĩa ở thị trấn Quốc Oai (huyện Quốc Oai - Hà Nội). Hay ông Nguyễn Đăng Luận, chủ Bảo tàng Nhà quê ở phường Minh Tâm, thành phố Yên Bái (Yên Bái) đã dồn tâm huyết của mình để làm công việc bị mọi người chê là “lẩn thẩn”.

Hay ông Trần Phú Sơn, ở khu tập thể Vĩnh Hồ (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội), chỉ vì thương đồ nhà quê, và thấy lạc lõng khi về quê, đường làng ngõ xóm bị bê tông hóa hết, cái mộc mạc chất phác mai một, thành ra từ năm 1986 ông đã gom nhặt và có phòng trưng bày cá nhân để mọi người được chiêm ngắm. “Người ta sống không chỉ cầu giàu sang, mà cần cả cái tình với quê hương nữa”, ông Sơn nhấn mạnh.

Những người đắm đuối với hồn quê
Khách thăm Bảo tàng Đồng quê (Nam Định)

Phía sau những giọt mồ hôi

Bất cứ một công việc sưu tầm chính đáng nào cũng đầy nhọc nhằn, đòi hỏi đam mê. Đúng như ông Trần Phú Sơn nói: “Muốn sưu tầm được thì phải kỳ công, tâm huyết. Đó không chỉ là công việc mất thời gian, tốn kém mà người sưu tầm và tính toán để làm sao trưng bày được là cả một vấn đề lớn phải vượt qua. Đó là vượt qua áp lực đối với người thân trong gia đình, rồi đến bè bạn ngoài xã hội. Để tôi có hơn 3000 kỷ vật, thì tôi phải hy sinh những lợi ích cá nhân. Thậm chí bị nói là hâm”.

Chia sẻ của ông Sơn cũng là lời tâm sự của cô giáo Ngô Thị Khiếu. Đến Bảo tàng Đồng quê mà bà lập nên, có sự giúp sức nỗ lực của chồng bà là nhà giáo Hoàng Kiền, mới thấy hết nỗi nhọc nhằn và sự hy sinh của bà. Song, bà không muốn nhắc nhiều đến quá vãng, mà khi vượt qua thì tất cả những điều đó muốn hiến dâng cho thế hệ hôm nay.

“Nếu không có sự hy sinh thì không có thành quả. Chúng tôi hướng đến những giá trị nhân văn chứ không phải vì mục đích kinh doanh. Nhưng thật vui vì ngày càng đông khách đến ủng hộ. Và chúng tôi không thu phí”.

Khách đến thăm Bảo tàng Đồng quê có thể cảm nhận sâu sắc về các khu vực. Điểm nhấn bên ngoài của bảo tàng, chính là năm khu nhà chính. Thứ nhất là nhà tranh vách đất của tầng lớp bần nông, có gian bếp truyền thống nhỏ thấp. Thứ hai là kiểu nhà trung nông gồm nhà chính và một nhà ngang, phía trước có sân gạch, có mảnh vườn nhỏ, có cổng vào nhà hàng rào bằng cây duối. Kiểu thứ ba là nhà của địa chủ.

Ở khu vực nhà kiểu mới, còn gọi là nhà Cát Tường - đặc trưng của người dân vùng ven biển Nam Định. Kiểu thứ năm, chính là nhà lớn, bốn tầng ở vị trí chính. Tầng một trưng bày các hiện vật chiến tranh. Tầng hai tiếp tục trưng bày đa dạng các hiện vật là đồ dùng sinh hoạt và nông cụ (chất liệu gỗ, tre nứa) gắn bó với người nông dân từ xưa tới nay. Tầng ba trưng bày các loại kỷ vật, nông cụ, đồ sinh hoạt (chất liệu kim loại, thủy tinh và tiền). Tầng bốn là thư viện và là nơi trao đổi, hội thảo.

Đến nay, dù nhiều nhà sưu tầm đã tuổi cao, có người lập được bảo tàng tư nhân, có người dừng ở mức phòng trưng bày. Nhưng giá trị mà họ muốn chuyển tải đến thế hệ sau là giá trị thật to lớn. Trước hết xuất phát từ lòng yêu quê, yêu văn hóa mộc mạc làng quê, cùng lo sợ trước sự xâm thực của thời gian, nhiều trào lưu giới trẻ quên đi quá khứ, cội nguồn.

Hiểu được thế, nên dù cuộc sống còn nhiều nhọc nhằn, thì những người gìn giữ văn hóa, vẻ đẹp dân gian ấy vẫn gắng gỏi vươn lên. Họ cũng cần sự chung tay của cộng đồng và các cơ quan chức năng.

Ngô Thục Miên

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data