agribank-vietnam-airlines

Nhớ những mùa xuân trên núi cao

Nhà văn Đỗ Bích Thuý
Nhà văn Đỗ Bích Thuý  - 
Đến giờ tôi vẫn nghĩ rằng, viết về ngôi làng Tày mà mình đã sinh ra, lớn lên ấy sẽ là thứ cảm hứng bất tận. Có viết đến già cũng không hết. 
aa
nho nhung mua xuan tren nui cao
Làng Tày mùa gặt

Người Tày thường cư trú ở vùng thấp, dưới chân núi, gần sông suối. Đấy là do tập quán canh tác. Vì họ trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm, nên không thể nào leo lên núi mà ở như người Mông, người Dao được. Người Tày ở nhà sàn. Dưới gầm sàn khi xưa nhốt trâu bò, gà, lợn. Sau thì bỏ dần vì mất vệ sinh quá. Nhà sàn với cột gỗ, sàn gỗ hoặc sàn bằng thân tre già bổ dọc; mái lợp cọ hoặc lợp ngói, tuỳ vào điều kiện kinh tế. Làng ở dưới chân những ngọn núi, trong thung lũng, nhìn ra sông. Mỗi dòng họ trong làng lại có vài khu rừng nhỏ, có lẽ tự phân chia từ hàng trăm năm trước. Chẳng có giấy tờ sổ sách gì, cứ đời nọ sang đời kia, tự biết đâu là rừng của mình. Có dòng họ thì sở hữu rừng cọ, họ khác lại sở hữu rừng vầu, hoặc toàn những cây lấy gỗ cổ thụ.

Người ta thường phân biệt các dân tộc khác nhau thông qua bề ngoài là tiếng nói, trang phục, nhưng sâu thẳm bên trong thì phải là sự khác biệt về phong tục tập quán, đặc biệt là lễ hội, ma chay, cưới xin.

Người Tày ở làng tôi, tuy cùng tiếng nói nhưng lại khác một số điểm trong phong tục so với người Tày Lạng Sơn hay Cao Bằng. Ví như, bên phía Cao Bằng, cứ ngày 3/3 âm lịch hàng năm là người ta tổ chức lễ cúng rất to để tưởng nhớ tổ tiên. Con cháu ở đâu đâu cũng về, kể cả nước ngoài. Rồi các dòng họ làm cỗ, rất cầu kỳ, mang ra khu mộ làm lễ và ăn uống tại chỗ. Phong tục này có vẻ như trên thế giới cũng có, ở một vài quốc gia, mà người ta gọi là “Day of the Dead” (Ngày của người chết). Nhưng người Tày ở quê tôi thì lại khác, người đã qua đời nằm yên trong khu rừng mả, không ai được bén mảng tới, thậm chí là chăn thả trâu bò hay lấy củi.

nho nhung mua xuan tren nui cao
Người Tày thường cư trú ở vùng thấp, dưới chân núi, gần sông suối

Quê tôi hay ăn Tết to. Một năm có hai cái Tết. Thứ nhất là rằm tháng Bảy. Vốn dĩ người Tày ăn rằm tháng Bảy to lắm. Mổ lợn, mổ dê, linh đình ăn uống mấy ngày liền. Trẻ con không được nghỉ học cũng tự nghỉ, được may quần áo mới. Rằm tháng Bảy là thời điểm thu hoạch xong, ruộng nương nghỉ, con người cũng nghỉ. Ăn tết rằm là ăn mừng được mùa, là lễ lạt đội ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi. Rằm tháng Bảy qua chưa lâu thì đến Tết Nguyên đán. Những ngày mùa đông lạnh giá kéo dài lê thê, nước suối rất cạn, cây cối trút lá khô gầy vì lạnh, trâu bò phát ốm, đất đai nứt nẻ. Và khi mùa xuân đến, mọi thứ được đánh thức.

Tôi luôn cảm thấy một điều rõ rệt rằng, mùa xuân chỉ hiện diện rõ nhất khi nó ùa đến với thiên nhiên, ở trong thiên nhiên, trong cỏ cây hoa lá. Như là một buổi sáng thức dậy, còn nằm yên trong chăn, bạn đã có thể cảm thấy những cái mầm cây đang tách vỏ chui ra. Hay là nghe thấy những cơn gió khe khẽ thổi, trong gió có hơi ấm, có hơi nước. Hay là nghe thấy tiếng những con gà trống rũ cánh một cách hân hoan. Và dòng suối reo vui rộn ràng hơn đêm trước… Làng tôi trồng nhiều mận. Và những sáng đầu tiên của mùa xuân vừa tới ấy, hoa mận nở ra trắng như tuyết, sáng bừng trên nền của những vách núi biếc xanh.

Bọn tôi lên rừng chặt lá dong. Lá dong mọc ở hai bên sườn của những khe nước. Chúng cần độ ẩm để óng mướt. Những bụi dong mọc lẫn vào bụi giang. Tiện công chặt luôn cả vài cây giang về chẻ lạt. Nhưng có một điều thế này: Người Kinh thì gói bánh chưng, còn người Tày thì gói bánh gù. Bây giờ thì nhiều người cũng biết đến bánh gù, nhưng xưa kia thì nhiều người lạ lẫm lắm. Vì tự dưng nó lại gù lên như cái lưng gù của người già.

Rồi người Kinh và người Tày ở lẫn với nhau, thành ra theo năm tháng, nhiều thứ cũng hoà lẫn vào nhau. Người Kinh có tết cũng tập gói bánh gù, còn người Tày thì tập gói bánh chưng. Căn bản thì thành phần cũng giống nhau thôi, chỉ có cách gói thì khác. Bánh gù không có khuôn, chỉ gói thô bằng tay. Nhưng người già gói trăm cái như một, đều tăm tắp. Người Tày cũng hay gói bánh gù bằng gạo ngâm nước tro, nên bánh có màu đen ghi. Người ta để dành tro nếp từ tháng Bảy, phơi thật khô thật sạch, rồi đến tết thì đem đốt thành tro, lấy tro ấy pha nước, lọc sạch rồi ngâm gạo. Bánh gù đen ăn rất ngon, có mùi thơm của tro nếp và không bị ngán.

Gia đình hàng xóm nhà tôi có một bà lão, bà già lắm rồi. Mà trong ký ức của tôi thì bà già y như thế từ lúc tôi còn nhớ được cho đến mãi sau này. Như thể bà già sẵn và không già thêm sau mỗi năm. Bà lão ấy gói bánh gù rất tài. Bà ngồi bên bếp lửa, bên trái là lá dong đã rửa sạch, lau khô. Giữa là cái mẹt. Bên phải là rá gạo nếp, đậu, thịt. Lưng bà còng gập, nên khi bà ngồi thực sự là hai đầu gối chống lên cao quá cả tai. Bà vừa gói bánh chưng vừa lẩm nhẩm hát. Bà hát gì thì đến con cháu bà cũng không nghe được chứ chẳng riêng gì tôi.

Tôi ngồi chồm hổm xem bà gói bánh. Tay bà gói bánh, miệng bà nếu không hát thì kể chuyện… con lợn. Chính là con lợn đã được mổ chiều hôm qua để lấy thịt gói bánh. Bà kể con lợn được mua ở nhà ai, lúc mua về nó thế nào, nó ăn gì, thả rông suýt rơi vào bẫy thú ra sao… Kể đến đoạn nó bị mổ thịt thì bà khóc. Nước mắt bà chảy độp độp xuống mấy tàu lá dong. Bà thương con lợn có mấy cái đốm đen đen trên lưng. Con trai bà nghe thấy thế thì cười to. Ông ấy vừa từ sông về, vắt cái chài ướt sũng lên sào và đưa cái giỏ cho đứa con gái lớn để nó mổ mấy con cá. Mùa đông mà đi ra sông quăng chài thì mấy khi có cá, nhưng ngày nào ông ấy cũng đi. Như thể không đi thì nhớ sông đến mức không chịu nổi.

Tôi đã đi qua vô số cái tết, không phải hai mươi hay ba mươi, mà là vô số nếu tính tất cả những ký ức về tết mà tôi thường hồi nhớ mỗi khi xuân về, ngồi bó gối trong căn hộ chung cư tít trên tầng cao và nhung nhớ những mùa xuân trên núi cao.

Mùa xuân, thực sự là nó luôn được thoả thuê hiện diện ở giữa thiên nhiên, quyến rũ và phóng túng, rực rỡ huy hoàng và thật ngọt ngào ấm áp...

Nhà văn Đỗ Bích Thuý

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data