agribank-vietnam-airlines

Nhiều thương vụ M&A, giá cổ phiếu giảm mạnh

Nam Minh
Nam Minh  - 
Không phải các thương vụ M&A nào cũng tác động tích cực lên giá cổ phiếu, đặc biệt là bên đi thâu tóm. Đơn cử như sau khi hoàn thành xong thương vụ thâu tóm mảng bán lẻ của Vingroup là một ví dụ.
aa
Tập đoàn Masan điều hành Vinmart
M&A ngân hàng sắp có chuyển động mạnh
Nhiều thương vụ M&A, giá cổ phiếu giảm mạnh
Ngành hàng tiêu dùng tiếp tục là lĩnh vực có nhiều tiềm năng của nền kinh tế

Sau khi thâu tóm VinCommerce – một thành viên của tập đoàn Vingroup hiện đang sở hữu sở hữu hệ thống siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart+, Masan có nhiều cơ hội để chiếm lĩnh mảng bán lẻ khi vừa đứng đầu ngành sản xuất hàng tiêu dùng vừa nắm chuỗi phân phối quy mô lớn nhất. Hầu hết các công ty chứng khoán đều nhận định, đây là bước đi thể hiện tham vọng của Masan, hơn là Vingroup.

Ngân hàng đầu tư UBS cho rằng, thỏa thuận này sẽ giúp Masan có cơ hội tận dụng được mạng lưới phân phối rộng khắp của VinCommerce nhằm thâm nhập thị trường bán lẻ hiện đại. Trong khi đó, HSC dự báo, Masan có thể trở thành nhà phát triển mảng bán lẻ tiêu dùng ở quy mô hàng đầu...

Thế nhưng sau thương vụ thế kỷ này, giá cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan không ngừng giảm sâu. Thậm chí nếu so với cách đây 1 năm, giá cổ phiếu giảm gần 40%. Điều này khiến cho giá trị khoản đầu tư của tập đoàn SK Investment (Hàn Quốc) vào Masan cách đây 1 năm hiện chỉ còn phân nửa. Chỉ tính riêng hôm công bố thương vụ mua lại mảng bán lẻ của Vingroup, khối ngoại đã đua nhau “xả hàng” cổ phiếu Masan với tổng khối lượng bán ròng lên tới 1,2 triệu đơn vị.

Trường hợp rơi rụng giá cổ phiếu hậu M&A như Masan không phải là hiếm gặp. Còn nhớ sau khi chi ra gần 5 tỷ USD để mua lại Sabeco năm 2018, giá cổ phiếu của Thaibev liên tục đi xuống, khiến giá trị doanh nghiệp bốc hơi gần 1,6 tỷ USD chỉ sau nửa năm.

Rõ ràng, không phải các thương vụ M&A đều mang đến động lực hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, ít nhất là trong ngắn hạn. Có khá nhiều rủi ro lớn khiến giới đầu tư quan ngại, nhất là chất lượng tài sản bị thâu tóm, nợ vay phải trả của doanh nghiệp gia tăng hay lo ngại xu thế rót vốn vào các lĩnh vực không phải thế mạnh của doanh nghiệp.

Nhưng rõ ràng xét về dài hạn, triển vọng phục hồi của giá cổ phiếu doanh nghiệp sẽ khả quan nếu bên đi thâu tóm có một chiến lược kinh doanh, quản trị hợp lý. Điển hình như sau khi về tay người Thái, kết quả kinh doanh của Sabeco dần khởi sắc trở lại.

Theo các chuyên gia tài chính, thời gian 1 năm là không đủ để xem xét một thương vụ M&A có thành công hay không. Mức giá mà bên chào mua đưa ra đôi khi không hoàn toàn phụ thuộc vào bảng cân đối kế toán quá khứ của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như chất lượng tài sản tiềm năng (đặc biệt là quỹ đất), quy mô thị trường tiêu thụ cũng như dư địa phát triển về thị phần của doanh nghiệp trong tương lai…

Câu chuyện đó có thể lặp lại cho Masan với canh bạc đầu tư vào kênh bán lẻ. Lý do là hiện Masan đang rất cần một kênh bán lẻ có quy mô lớn tích hợp vào hệ thống để từ đó, phân phối hiệu quả hơn các sản phẩm mì gói, thức uống, nước chấm đến tay người tiêu dùng.

Đặc biệt, hệ thống bán lẻ Vinmart hay Vinmart+ có thể giúp ích cho Masan trong việc thống lĩnh thị trường thịt sạch. Hiện Masan đang đầu tư rất lớn vào sản phẩm thịt mát và dự kiến sẽ đưa thành viên MeatLife niêm yết trên sàn với giá không thấp hơn 90.000 đồng/cp.

Mục tiêu của MeatLife hướng đến là đến năm 2022 sẽ trở thành thương hiệu thịt mát đóng gói số 1 tại Việt Nam, chiếm khoảng 10% thị phần thịt heo toàn quốc với doanh thu đạt 1,5-3 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế tầm 200-450 triệu USD.

Tính đến tháng 10/2019, thương hiệu thịt mát này đã ra mắt thành công 320 điểm bán có hệ thống bảo quản lạnh tại Hà Nội và TP.HCM. Việc bổ sung thêm một kênh phân phối hiện đại, phù hợp để vận chuyển thịt mát có thể là nước cờ khôn ngoan của Masan mặc dù chi phí phải bỏ ra trong ngắn hạn là khá lớn.

Nhìn chung, sau trường hợp phục hồi của Sabeco, ngành hàng tiêu dùng tiếp tục là lĩnh vực có nhiều tiềm năng nhất của nền kinh tế nhờ thu nhập và hành vi mua sắm của người dân cải thiện. Xu thế đó có thể mang lại tác động tích cực cho các doanh nghiệp kiên trì theo đuổi chiến lược của riêng mình. Theo phân tích của công ty chứng khoán HSC, Masan Group có thể trở thành nhà phát triển mảng bán lẻ tiêu dùng quy mô hàng đầu Việt Nam hậu M&A. Tuy nhiên, cần có thêm các chi tiết để đưa ra kết luận chắc chắn.

Nam Minh

Tin liên quan

Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở cửa phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/3) với sắc xanh, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử tiêu dùng.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi từ mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi và hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn vào thứ Ba, khi thị trường lấy lại nhịp thở sau đợt bán tháo mạnh gần đây với hy vọng rằng Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán một số mức thuế quan mạnh của mình.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

S&P 500 và Dow Jones tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nỗi lo của các nhà đầu tư về suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết áp thuế, cảnh báo ông có thể tăng thêm thuế đối với Trung Quốc.
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, việc triển khai thí điểm thị trường cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường tài sản mã hóa là công dân.
Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Phố Wall vừa chứng kiến một trong những phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19, khi hơn 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường của các công ty trong chỉ số S&P 500 bị “thổi bay” chỉ trong hai phiên liên tiếp.
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm trong ngày đầu tuần 31/3

Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm trong ngày đầu tuần 31/3

Thị trường chứng khoán châu Á mở cửa tuần mới với sắc đỏ bao trùm, khi nhà đầu tư lo ngại về đợt thuế quan sắp tới của Mỹ, đặc biệt là thuế nhập khẩu ô tô dự kiến có hiệu lực từ tuần sau.

Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sàn giao dịch các-bon trong nước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data