agribank-vietnam-airlines

Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng: Những dấu ấn một thời Văn hóa cứu quốc

Hải Điệp - Phương Liên
Hải Điệp - Phương Liên  - 
Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng đã ghi lại được những sự kiện gắn với hoạt động văn hóa của một thế hệ nhà văn yêu nước dốc lòng phục vụ kháng chiến. Không những vậy, còn bộc lộ được tình cảm, những chuyển biến tích cực trong tâm tư, suy nghĩ của tác giả với tư cách một công dân yêu nước, một nhà văn tài năng và có tầm.
aa

Những ngày tháng Tư lịch sử này, chúng ta cùng đọc lại một trong những tác phẩm gợi nhắc lại cuộc kháng chiến anh dũng, trường kì và gian khổ của dân tộc ta. Đó là bộ 3 cuốn Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Trong đó, chúng ta có thể thấy lại những sự kiện chính trị, văn hóa lớn của đất nước, từ năm 1945 đến 1960. Nhà văn đã ghi lại một số hoạt động Văn hóa Cứu quốc ở thời kì đó, cũng như diễn biến tâm tư tình cảm trong quá trình gia nhập của chính ông.

nhat ky nguyen huy tuong nhung dau an mot thoi van hoa cuu quoc
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong kháng chiến chống Pháp - Nguồn ảnh: baotanglichsu.vn

Trong nhật ký, Nguyễn Huy Tưởng đã ghi chép lại những đại hội và hội nghị văn hóa văn nghệ trong kháng chiến chống Pháp. Đầu tiên phải kể đến Đại hội Văn hóa Cứu quốc lần thứ nhất khai mạc vào tháng 10 năm 1946: “Ngày 11/10/1946: Họp đại hội nghị Văn hoá Cứu quốc”, “Ngày 13/10/1946: Đại hội (Văn hoá Cứu quốc) có kết quả. Anh em Trung bộ thích vì được chú ý. Ảnh hưởng đội ra bên ngoài. Có sự tham gia ý kiến của những người dự tháng. Người ngoài nói nhiều về nó”. Được sự tín nhiệm của anh em, Nguyễn Huy Tưởng được bầu làm Phó Tổng thư ký Hội Văn hóa Cứu quốc trong đại hội này. Đáng chú ý trong tập Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng là dấu ấn của hai hội nghị văn nghệ diễn ra vào năm 1949: Hội nghị Văn nghệ Bộ đội và Hội nghị tranh luận Văn nghệ Việt Bắc.

Hội nghị Văn nghệ Bộ đội đầu tiên được bắt đầu khai mạc vào ngày 9/4/1949. “Trên một đỉnh đồi cao, có một con đường dốc quanh có đi lên... dưới quyền chủ toạ của Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, chính trị Cục trưởng và ông Lý Ban, chính trị Cục phó, Chủ tịch đoàn gồm ba ông: Thâm Tâm, Trần Độ, Chinh Hữu, nhà thơ của Trung đoàn thủ đô”. Hội nghị mang một trách nghiệm lớn đó là thúc đấy chiến thắng trong cuộc tổng phản công tới, là nơi gặp gỡ của hai thế hệ nhà văn (giữa lớp nhà văn tiền chiến giàu kinh nghiệm, tài năng với lớp nhà văn mới nhanh nhẹn, nhiệt huyết).

Cuộc gặp gỡ đã thu hút được sự quan tâm của các văn nghệ sỹ trong và ngoài quân đội, cùng thảo luận về văn nghệ phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến và cách thức để phát triển. Kết thúc Hội nghị, có lẽ thành công lớn nhất là đã tạo được mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa văn nghệ sỹ với nhau và cùng chung mục tiêu phục vụ kháng chiến. Từ đây, văn nghệ quân đội đã trở thành cánh tay đắc lực trong đời sống văn học nghệ thuật của Việt Nam.

Hội nghị Tranh luận Văn nghệ Việt Bắc diễn ra từ ngày 25-28/9/1949 là sự kiện lớn, thu hút các văn nghệ sỹ cả nước hoạt động trên nhiều lĩnh vực nói chung và văn nghệ kháng chiến nói riêng. Trong hội nghị này, rất nhiều vấn đề được đưa ra, nội dung tranh luận vô cùng phong phú, liên quan đến nhiều loại hình nghệ thuật: Một số dư luật xung quanh 50 bức họa bột màu của Nguyễn Đỗ Cung, rồi “thơ vần hay thơ không vần”? hay Sơn mài có phải là con đường thoát của hội họa không? Phải tìm một lối đi cho kịch Việt Nam…

Hội nghị đã đưa ra những thắc mắc, đi đến bàn bạc, rút kinh nghiệm và tổng kết. Một số các tác phẩm sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch được soi chiếu và bàn bạc như: tập Đường vui (Nguyễn Tuân), kịch Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng), Đề Thám (Thế Lữ)… Cũng trong hội nghị, nhà thơ Tố Hữu đã thuyết trình về văn nghệ dân chủ mới, cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt.

Hội nghị Tranh luận Việt Bắc đã tháo gỡ được những thắc mắc, khắc phục những điểm yếu trong công tác văn nghệ; các văn nghệ sĩ cũng được nâng cao nhận thức, tư tưởng, nỗ lực tự hoàn thiện bản thân. Hội nghị còn làm nổi bật mối quan hệ khăng khít giữa công tác văn nghệ và kháng chiến; thống nhất được quan điểm, tư tưởng, phương pháp hoạt động văn nghệ. Ngay sau đó, phong trào văn nghệ sỹ đầu quân đã được phát động và diễn ra sôi nổi, hào hứng. Đây cũng là Đại hội văn nghệ cuối cùng trong kháng chiến chống Pháp, khép lại chặng đường gian lao đã qua, mở ra một chặng đường mới đầy hân hoan và hứng khởi.

Chỉ với những dòng ghi chép ngắn gọn, Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng đã ghi lại được những sự kiện gắn với hoạt động văn hóa của một thế hệ nhà văn yêu nước dốc lòng phục vụ kháng chiến. Không những vậy, còn bộc lộ được tình cảm, những chuyển biến tích cực trong tâm tư, suy nghĩ của tác giả với tư cách một công dân yêu nước, một nhà văn tài năng và có tầm. Tuy mức độ đậm nhạt về các sự kiện khác nhau nhưng điều đó cho thấy: Nguyễn Huy Tưởng xứng đáng là “thư ký trung thành của thời đại” và nhật ký của ông, vì thế có ý nghĩa sử liệu to lớn, giúp chúng ta nhìn lại một chặng đường dài văn học nghệ thuật Việt Nam đã đi qua, gian khổ nhưng cũng đầy hào hứng và vinh quang.

Hải Điệp - Phương Liên

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data