Nhạc cách mạng căng tràn sức sống
Thậm chí, dòng nhạc cách mạng đang được nhiều ca sĩ trẻ hôm nay đam mê và theo đuổi trong con đường hoạt động âm nhạc. Điều đó khẳng định, mạch nguồn của dòng nhạc cách mạng vẫn không ngừng chảy…
![]() |
Bé gái Thiện Nhân hát đầy cảm xúc ca khúc “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” trên sân khấu Giọng hát Việt Nhí 2014 và được khán giả khen ngợi không tiếc lời |
Chúng ta phải thừa nhận rằng, dòng nhạc cách mạng được sáng tác bởi nhiều nhạc sĩ tài năng trong thời chiến, nhưng đến nay vẫn đang hiện diện, tỏa đi muôn nơi, tìm đến mọi hoạt động đời sống xã hội. Cũng dễ hiểu bởi những ca khúc như “Bài ca 5 tấn”, “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “Câu hò bên bờ Hiền Lương”, “Anh Ba Hưng”, “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”… đều có ca từ và giai điệu ngọt ngào, sâu lắng, dễ cảm thụ.
Nhưng đặc biệt, ý nghĩa hơn cả, những nhạc phẩm cách mạng đã cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ kháng chiến, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, lý tưởng xã hội chủ nghĩa...
Thực tế đã chỉ ra, những ca khúc của thời hiện đại, với không ít nhạc phẩm sống sượng về ngôn từ, thậm chí “nửa tây nửa ta”, giai điệu nhiều lúc như bị “xử ép”… đã làm cho ca khúc cứng nhắc, ít tính giáo dục và hạn hẹp ý tưởng nghệ thuật. Nhiều ca khúc thời nay đơn thuần chỉ mang tính chất giải trí, là món ăn nhanh đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người trẻ, thế nhưng lại ít nhiều được tung hô “không phải dạng vừa đâu”.
Song đến một chừng mực nào đó, các nhạc phẩm được người trẻ ca ngợi “không phải dạng vừa đâu” cũng trở về với vị trí đúng nghĩa: chìm vào sự quên lãng của lớp người thưởng thức “có chọn lọc và tinh tế”. Đó là chưa kể, một số người trẻ sáng tác hiện nay còn “đạo nhạc” khiến dư luận bức xúc, vô hình trung tạo nên nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn mạng xã hội và khiến cơ quan chức năng chuyên môn đau đầu trong việc xử lý vi phạm.
Khác hẳn với dòng nhạc trẻ, khi những ca khúc cách mạng vang lên tựa như một “liều thuốc tinh thần” hay “vũ khí đấu tranh” đối với người thưởng thức. Việc các ca khúc cách mạng được giới trẻ - thế hệ đang chịu sự bủa vây của nhiều loại hình nghệ thuật mới lạ và độc đáo (lẫn độc hại)… đón nhận như hôm nay đã chứng minh: dòng nhạc cách mạng luôn có một chỗ đứng vững chắc trong lòng người yêu nhạc.
Chẳng hạn như nam ca sĩ trẻ Đức Tuấn vào tháng 4/2015 đã ra mắt album “Những bài ca không quên” với nhiều ca khúc vượt thời gian Lời người ra đi, Bà mẹ Gio Linh, Tình ca, Câu hò bên bờ Hiền Lương, Lá đỏ, Tự nguyện, Bài ca không quên… Bên cạnh đó, nữ ca sĩ với biệt danh “chị Bảy”, hiện nay đang làm huấn luyện viên cuộc thi Giọng hát Việt nhí 2015 là Cẩm Ly cũng từng thể hiện nhiều ca khúc cách mạng thành công như: Qua sông, Cô gái mở đường, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Anh Ba Hưng, Những cô gái đồng bằng sông Cửu Long…
Hoặc như nam ca sĩ điển trai có chất giọng ngọt ngào đậm chất Nam Bộ mang tên Đan Trường từng đốn tim khán giả, để lại nhiều ấn tượng với các ca khúc Lá đỏ, Tình đồng chí, Anh Ba Khía…
Sức hút và sự đặc biệt của dòng nhạc cách mạng trong ngày nay còn được thể hiện ở khía cạnh, bởi nhiều em nhỏ cuộc thi Giọng hát Việt nhí thời gian qua chọn làm ca khúc biểu diễn. Ấn tượng nhất là bé gái Thiện Nhân (sau này là quán quân Giọng hát Việt nhí 2014) đã thể hiện khá sâu sắc, say sưa hát và đặc biệt ngọt ngào, tràn đầy cảm xúc với ca khúc Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Đất nước lời ru.
Cũng ở cuộc thi này, bé trai Mai Chí Công đã mạnh dạn thể hiện ca khúc cách mạng Trường ca sông Lô và đáng khen ngợi bởi Mai Chí Công vẫn thể hiện được âm nhạc mạnh khỏe, tươi sáng của bản trường ca này để nhận về những sự khen ngợi tích cực từ phía khán giả.
Hơn thế nữa, năm qua và hiện nay, Đài truyền hình Việt Nam đã thực hiện chương trình “Giai điệu tự hào” với việc giới thiệu những ca khúc truyền thống cách mạng quen thuộc của nhiều thế hệ. Và có không ít ca khúc tại “Giai điệu tự hào” đã đốn tim khán giả qua phần thể hiện sáng tạo của thế hệ trẻ, nhiều khi ca khúc cách mạng được cất lên đã khiến khán giả rơi lệ vì chạm vào trái tim mọi người.
Có thể chắc chắn rằng, dòng nhạc cách mạng đến hôm nay vẫn khẳng định được vị trí, “thương hiệu” đối với giới làm nghề cũng như công chúng, dù rằng các ca khúc đã có tuổi đời, trải qua thăng trầm của lịch sử. Vì lẽ mà ai cũng biết, dòng nhạc cách mạng có giai điệu lẫn ca từ luôn đẹp đúng nghĩa chứ không dễ bị “hòa tan” như các sáng tác trong giới trẻ ngày hôm nay.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
