Nhà thơ về quê lập thư viện
Thơ lục bát dễ viết nhưng khó hay. Anh đã có tập “Chênh chao tích chèo”, vậy ở tập mới “Cùng nhau nhân từ” có gì khác biệt?
Trước tiên tôi xin chia sẻ sự khác biệt về mặt thời gian. Từ “Chênh chao tích chèo” đến “Cùng nhau nhân từ” là một chặng đường 8 năm. Khi sáng tác tập trước ấy là quãng đời sinh viên, đến tập này đã sang quãng đời làm báo, lập gia đình riêng và sinh con. Khác nhau nhiều bạn nhỉ (cười). Về nội dung, nếu tập trước chỉ 33 bài toàn lục bát, sang tập này là 55 bài nhiều thể loại.
![]() |
Tác giả Khúc Hồng Thiện trong giờ ngoại khóa ở một trường tiểu học vùng cao |
Với tập “Cùng nhau nhân từ” thì đây là cái tên chung, là cái tứ xuyên suốt cả tập được chia làm bốn khúc: Mong con người sống nhân từ cùng nhau, Mưa vẫn rào rào như mưa đưa linh, Cứ chầm chậm đá mà yêu - Cứ vời vợi gió mà liều bước chân, Thêm một con người thêm khúc ca. Tự nói về mình về thơ mình, khó nhỉ, thôi tác phẩm đã xuất bản, giờ xin nhường lời cho bạn đọc chia sẻ, nhận xét.
Làm báo bận rộn, lại lo lắng chuyện gia đình như bao người trẻ khác mới lập nghiệp, từ ý tưởng nào khiến anh thành lập thư viện Hồng Châu tại quê nhà?
Mình có thể đóng góp được gì cho quê hương luôn là trăn trở thường trực trong tôi. Ở mỗi giai đoạn, mỗi công việc từng tham gia đều luôn có suy nghĩ ấy. Và lúc này, trong khả năng của mình, cùng với nhu cầu thực tiễn, tôi thấy mở một phòng đọc, một thư viện cá nhân ở quê là phù hợp điều kiện mình nhất.
Ý tưởng là thế, và tôi cứ giữ gìn, tích lũy sách vở, cả mua và được bạn bè tặng, nhưng phải sang đến năm nay, và chỉ cách đây vài tháng, thư viện được gấp rút hoàn thiện là còn nhờ “cú huých” động viên của vợ tôi. Vốn là người hành động nên nói là làm, và rút kinh nghiệm ngay trong quá trình triển khai, chỉ chưa đầy 2 tháng thư viện đã hình thành và mở cửa từ ngày 5/8/2018 vừa qua.
Gọi là “mở cửa” hình thức vậy, chứ hôm đó trời mưa, tôi từ Hà Nội chở thêm sách về, ướt lướt thướt thì gặp các cháu nhỏ, một số học sinh ở quê đã đến nhà đợi để đón sách, vậy là tôi cho mượn luôn. Từ đó, cứ mỗi chủ nhật hàng tuần, thư viện đều đặn mở cửa cho bạn đọc đến mượn sách. Mỗi ngày thư viện lại được biết đến nhiều hơn, cả người đọc và người hiến tặng sách. Bước đầu thư viện “chạy tốt” rồi, nếu chủ nhật nào tôi bận công tác không về được, thì đã có người nhà trông nom.
Là phóng viên theo dõi mảng giáo dục, hẳn là anh đã biết chuyện văn hóa đọc đúng là đang xuống cấp, hoặc bị lệch lạc trong tư duy của nhiều bạn trẻ. Nhiều người cũng đã xây dựng tủ sách ở các làng quê, trường học và không ít cơ sở đã thất bại do không có người đọc hoặc quản lý. Anh có phải là người khá liều khi vẫn xây dựng thư viện trong bối cảnh này?
Thật ra đâu có gì mà “liều”, đây có phải là dự án kinh doanh đâu mà tôi lo thua lỗ. Việc làm đó, như nhiều người từng làm đều rất vất vả. Nhưng cái vui và lãi nhất là tôi cũng đã góp phần nhỏ bé vào việc lan tỏa tình yêu sách. Văn hóa đọc rõ ràng đang bị lấn lướt bởi nhiều loại hình giải trí, tiếp cận thông tin khác thời công nghệ. Nhưng qua tìm hiểu, nắm bắt thực trạng, biết ở quê mình và cả ở nhiều nơi nhu cầu đọc sách vẫn cao, nhất là lứa tuổi học sinh.
Vì thế nên nếu thư viện được mở ra dù ít người đọc thôi cũng là quý rồi. May sao lại đông đấy. Tôi làm cho vui, trong khả năng của mình, lại được chia sẻ, tiếp xúc với nhiều đối tượng bạn đọc, và ở quê hương nữa nên tôi chẳng lo gì lắm. Rồi đây nếu có nhiều sách hơn, tôi sẵn sàng mở thêm phòng đọc ở nơi khác, hoặc kết nối, hỗ trợ các dự án lan tỏa văn hóa đọc khác.
Như vậy thì, mục tiêu của việc thành lập thư viện, giúp người dân ở vùng quê Mỹ Hào (Hưng Yên) có điều kiện tiếp cận với sách là việc làm nhân văn. Vậy thư viện có liên quan gì đến nhan đề của tập thơ “Cùng nhau nhân từ”?
Đây là hai “dự án” khác nhau. Một cái hướng ngoại, một cái hướng nội. Nhưng thực tế là cùng có chung sự chia sẻ. Cả hai đều thể hiện con người tôi. Tôi yêu thơ và qua thơ tôi được giao lưu, được nói lên nỗi lòng của mình cùng những trăn trở với cuộc sống. Còn thư viện, đúng hơn đó là một dự án nhỏ, mang tính cá nhân thôi nhưng có giá trị về mặt tinh thần.
Tôi yêu sách và muốn chia sẻ tình yêu ấy với nhiều người. Như một câu thơ trong tập, “mong con người sống nhân từ cùng nhau”, thì việc chia sẻ tri thức, cùng nhau đọc sách, tôi nghĩ cũng góp phần tôn bồi, gieo mầm thiện sẵn có trong mỗi người.
Trong tư duy sáng tạo của một số bài thơ gần đây của anh, tôi thấy đã có nhiều khác biệt, chiều sâu hơn, đằm hơn, nhiều trăn trở hơn. Anh có một dự định gì khác nữa, ngoài thư viện?
Ở mỗi tuổi tư duy thơ khác nhau. Khi càng có tuổi thì thơ đằm hơn, nhiều suy tư lay trở hơn. Nếu không thì là đi thụt lùi. Người làm thơ nào cũng muốn vươn tới cái đẹp, cái cao cả, cái thiện, sự bác ái, nhân từ. Tôi có rất nhiều dự định. Nhưng như tôi đã bộc bạch rồi đấy, vốn là người ưa hành động nên mình cứ lặng lẽ làm thôi, nỗ lực hết mình, khi nào thấy cần thiết chia sẻ, và việc chia sẻ nếu có lợi ích chung cho cộng đồng thì lúc đó tôi sẽ chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp.
Cảm ơn anh và chúc anh thành công nhiều hơn nữa!
Khúc Hồng Thiện là một nhà thơ trẻ với những dòng lục bát mênh mang, đầy tình cảm mà nhà phê bình Văn Giá và nhà thơ Thanh Quế đều có chung nhận xét: “Thơ lục bát của Thiện vừa truyền thống, lại hiện đại và rất lạ với những câu chữ ấn tượng, thi vị...”. |
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
