agribank-vietnam-airlines

Nhà đầu tư PPP ngóng hồi tố chính sách

Đức Ngọc
Đức Ngọc  - 
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với nhiều điểm mới như vốn hỗ trợ của Nhà nước, đấu thầu cạnh tranh, cơ chế chia sẻ tăng giảm doanh thu, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền… được nhiều nhà đầu tư (NĐT) đánh giá cao và kỳ vọng sẽ tháo gỡ các rào cản của hình thức đầu tư này. Bên cạnh đó, mong mỏi nhất hiện nay của nhiều NĐT chính là những chính sách mới nói trên sẽ được áp dụng cả với các dự án cũ. 
aa
Luật PPP phải hoá giải được rủi ro cũ và thách thức mới
Đầu tư PPP đã hết rủi ro?!
Nhà đầu tư PPP ngóng hồi tố chính sách
Mong mỏi nhất hiện nay của các NĐT PPP là chính sách được áp dụng cả với dự án đang triển khai

Mong luật mới chuyển tiếp sang dự án cũ

PGS-TS. Trần Chủng - Chủ tịch Hiệp hội Các NĐT công trình giao thông đường bộ (VARSI) đánh giá, trước đây khó khăn lớn nhất của đầu tư PPP là chưa có luật hoàn chỉnh. Vì vậy khi luật ra đời, NĐT rất kỳ vọng đây sẽ là tháo gỡ quan trọng để phát huy nội lực, khát vọng của NĐT trong nước nhằm xây dựng hệ thống công trình giao thông đường bộ trên toàn quốc.

Song ông Chủng cũng cho hay, bên cạnh việc áp dụng luật cho các dự án mới triển khai trong tương lai, NĐT PPP đang băn khoăn hơn cả về khả năng chuyển tiếp của luật đối với các dự án đã và đang triển khai theo hình thức này, đặc biệt về cơ chế chia sẻ rủi ro.

Theo đó, Điều 82 của Luật PPP quy định: “Khi doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, DN dự án PPP 50% phần chênh lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế”. Chính sách chia sẻ rủi ro này được thực hiện đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, BTO, BOO sau khi thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP.

“Nhiều NĐT đặt câu hỏi là với các dự án đã và đang triển khai, thậm chí cả các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đang chuẩn bị tiến hành mở thầu trong tháng 10 tới đây, thì cái chia sẻ rủi ro có được áp dụng hay không, vì luật chính thức có hiệu lực từ năm 2021”, ông Chủng đặt vấn đề.

Băn khoăn khác của NĐT là trách nhiệm của ban quản lý Nhà nước. Khi các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương không thực hiện đúng cam kết thì có chế tài xử lý hay không, đồng thời NĐT có thể yêu cầu sự bình đẳng trong thực hiện hợp đồng PPP như thế nào?

Ông Trần Văn Thế - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả nêu thực tế, đơn vị này đang đầu tư nhiều dự án quy mô trọng điểm quốc gia. Căn cứ theo quyết định chủ trương đầu tư trước kia thì chưa có cơ chế chia sẻ rủi ro trong quá trình vận hành các công trình này. Ông nhấn mạnh, đây là thiệt thòi lớn trong giai đoạn khó khăn hiện nay, khiến NĐT này phải tự mình gánh chịu các khoản thâm hụt doanh thu lớn, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Vì vậy đơn vị này kiến nghị có điều khoản chuyển tiếp để có thể chia sẻ doanh thu theo quy định của luật mới.

Bên cạnh đó, vị này cho hay trong quá trình đầu tư hiện nay, DN gặp vấn đề là các cam kết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường xuyên bị vô hiệu. Khi xảy ra tình huống đó, bên ký hợp đồng phản hồi lại rằng đó là do quyết định của cơ quan cấp trên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. “Khi gặp tình huống như vậy thì chúng tôi biết kiện ai và chế tài khởi kiện như thế nào, tôi cho rằng phải có quy định cụ thể để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với dự án có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho NĐT”, ông Thế đề xuất.

Không thể nghiễm nhiên hồi tố

Theo phản hồi đến thời điểm hiện nay của cơ quan quản lý thì việc hồi tố cơ chế chia sẻ rủi ro đối với các dự án đã thực hiện là không đơn giản. Bà Vũ Quỳnh Lê - Phó Cục trưởng Cục quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Điều 101 của Luật PPP đã quy định rõ điều khoản chuyển tiếp. Tuy nhiên ban soạn thảo luật cũng nhận thấy rằng đối với các dự án PPP triển khai ở mức độ khác nhau thì thách thức khác nhau. Chính vì vậy Điều 101 đã được Quốc hội giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết hơn và sẽ tính toán đến tất cả các trường hợp đang phát sinh trong thực tế.

Mặt khác, bà Lê cũng đề nghị các NĐT nghiên cứu kỹ hơn về Điều 82 của Luật PPP. Theo đó, cơ chế chia sẻ rủi ro phải được đề xuất tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và được hội đồng thẩm định trên cơ sở khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước. Đối với các dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc – Nam đã được quyết định tại Nghị quyết 52 của Quốc hội và đang trong quá trình đấu thầu, nếu chia sẻ rủi ro đã được thống nhất thì thực hiện bình thường, còn nếu chưa có thì theo luật sẽ làm lại chủ trương đầu tư theo đúng quy trình.

“Nguyên tắc chuyển tiếp đã quy định rõ trong luật là không sửa đổi, động đến chủ trương, còn nếu động đến chủ trương thì phải quay lại đàm phán toàn bộ dự án”, bà Lê nhấn mạnh.

Đặc biệt Luật PPP được thiết kế để chia sẻ rủi ro giữa cả hai bên, trong đó có nhiều biến số đặt vào bài toán. Do đó để thay đổi những chính sách lớn như chia sẻ rủi ro thì phải qua quá trình đề xuất, thẩm định để xem ngân sách có chịu được hay không. “Chúng tôi hy vọng có thể bàn thảo để đưa ra phương án tốt hơn mà vẫn tuân thủ Điều 101, còn nếu nói rằng sửa ngay Điều 101 để không phải bước qua khâu chủ trương đầu tư mà vẫn được hưởng cơ chế chia sẻ rủi ro thì hơi khó”, bà Lê cho biết.

Về vấn đề giải quyết tranh chấp, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng chúng ta đang xây dựng văn hoá thực hiện PPP, do đó đây là bước chuyển tiếp cần thiết để thực hiện theo cơ chế thị trường, với quyền và lợi ích giữa Nhà nước và NĐT là ngang nhau. Ban soạn thảo luật cho rằng, luật luôn đề cao và nêu rõ đây cơ chế giải quyết tranh chấp được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng. Vì vậy giữa NĐT và cơ quan quản lý nhà nước cần xác định rõ vai của mỗi bên ngay từ khi bắt tay vào xây dựng hợp đồng, nếu không thực hiện đúng vai thì phải thể hiện rõ ngay trong hợp đồng và có cơ chế giải quyết luôn.

Đức Ngọc 

Tin liên quan

Tin khác

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Sáng 9/4, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư.

Bế giảng lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung K73.A22

Chiều ngày 31/1/2024, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ bế giảng lớp Cao cấp Lý luận chính trị hệ tập trung K73.A22, khóa học 2023 - 2024 cho 53 học viên đến từ các Vụ, cục, đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan là Bộ, ngành Trung ương tại Hà Nội.

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2023

Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2023 tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Sự kiện do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức.

Cẩn trọng trước áp lực lạm phát gia tăng

Nhu cầu tiêu dùng tăng dịp cuối năm, thị trường xăng dầu còn nhiều bất định vì phụ thuộc diễn biến kinh tế - chính trị trên thế giới, giá điện bình quân vừa tăng thêm 4,5%... là những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2 tháng cuối năm. Theo các chuyên gia, tuy lạm phát năm nay vẫn hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng các yếu tố trên có thể làm gia tăng áp lực lạm phát trong năm tới.

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng

Chiều 18/9/2023, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo liên quan đến việc tổ chức hội nghị Bộ trưởng phụ trách thông tin ASEAN lần thứ 16 và các hội nghị liên quan (AMRI 16).

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngành

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhấn mạnh, trước những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế đặt ra đối với công tác giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cần tiếp tục quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo, cũng như chiến lược phát triển, đòi hỏi mới từ thực tiễn của ngành Ngân hàng

Công bố chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm 2023

Chủ đề chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt năm nay là “Kết nối dữ liệu, thúc đẩy thanh toán thông minh”. Hội thảo Quốc gia Ngày không tiền mặt năm 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 16/6 tới đây.

Năm nhiệm vụ trọng tâm triển khai Quy hoạch điện VIII

Ngày 19/5/2023, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023, với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, các Tập đoàn năng lượng (EVN, PVN, TKV) và cơ quan truyền thông.

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 15/5, Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Thoibaonganhang.vn trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đánh giá một cách khách quan và toàn diện tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ đầu nhiệm kỳ đến nay”.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII

Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII (Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ) chính thức khai mạc sáng 15/5 tại Thủ đô Hà Nội. Theo chương trình, Hội nghị diễn ra từ ngày 15-17/5.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data