agribank-vietnam-airlines

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng

Công Thái
Công Thái  - 
Chiều 18/9/2023, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo liên quan đến việc tổ chức hội nghị Bộ trưởng phụ trách thông tin ASEAN lần thứ 16 và các hội nghị liên quan (AMRI 16).
aa

Năm nay, Việt Nam lựa chọn chủ đề: “Truyền thông: Từ Thông tin tới Tri thức vì một ASEAN Tự cường và Thích ứng” - “Media: From Information to Knowledge for a Resilient and Responsive ASEAN” - làm chủ đề xuyên suốt trong toàn bộ nội dung nghị sự.

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam sẽ chủ trì đăng cai tổ chức hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (16th AMRI), hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN+3 lần thứ 7 (7th AMRI+3), và các hội nghị Quan chức cấp cao liên quan

Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam chủ trì đăng cai tổ chức hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (16th AMRI), hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN+3 lần thứ 7 (7th AMRI+3), và các hội nghị Quan chức cấp cao liên quan.

Chủ đề của hội nghị đưa ra nhằm nêu bật vai trò, sứ mệnh của lĩnh vực truyền thông trong giai đoạn mới, đưa thông tin trở thành động lực của phát triển, không chỉ cung cấp thông tin, mà còn thúc đẩy chuyển đổi từ Thông tin thành Tri thức, để xây dựng một ASEAN Tự cường (Resilient), củng cố năng lực nội tại, khả năng chống chịu và Thích ứng (Responsive) để khẳng định vai trò, vị thế của ASEAN không chỉ hướng nội, mà còn có sẵn sàng ứng phó với những biến động trước tình hình thế giới hiện nay.

Hội nghị diễn ra từ ngày 20-23/9/2023 tại Đà Nẵng. Trong khuôn khổ tuần lễ diễn ra sự kiện, các hoạt động chính bao gồm: hội nghị Bộ trưởng AMRI lần thứ 16 là diễn đàn để các Bộ trưởng phụ trách về thông tin của các nước ASEAN thảo luận đưa ra định hướng và chỉ đạo thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN trong các lĩnh vực như: Báo chí; Phát thanh và Truyền hình; Internet (Mạng xã hội, Websites, truyền thông trên nền tảng internet) và Nâng cao nhận thức về ASEAN.

Hội nghị AMRI+3 lần thứ 7 là diễn đàn để các Bộ trưởng phụ trách về thông tin của các nước ASEAN và 3 nước đối thoại (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) thảo luận về các sáng kiến, ưu tiên, định hướng cũng như thúc đẩy hợp tác với các nước đối tác trong lĩnh vực thông tin.

Hội nghị SOMRI lần thứ 20 và SOMRI+3, SOMRI+Nhật Bản là các cuộc họp của các quan chức cấp cao phụ trách về thông tin của các nước ASEAN và với các nước đối thoại nhằm thảo luận về các nội dung đệ trình lên hội nghị AMRI và AMRI+3.

Sau hội nghị AMRI 16 sẽ là họp báo thông báo kết quả chính của hội nghị AMRI 16 và các hội nghị liên quan.

Đồng thời, còn có các diễn đàn, hội thảo gồm: diễn đàn khu vực ASEAN về ứng phó và xử lý tin sai sự thật trên không gian mạng tạo không gian trao đổi mở giữa các cơ quan quản lý nhà nước, báo chí, nền tảng xuyên biên giới và những bên liên quan. Qua đó, khẳng định quyết tâm của các nước ASEAN trước tác hại của tin giả, hướng đến nỗ lực chung của ASEAN về tạo dựng một không gian thông tin lành mạnh và đáng tin cậy cho người dân.

Hội thảo ASEAN về chuyển đổi số báo chí - Kiến tạo tri thức số sẽ là cơ hội để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết về chiến lược, cách làm hay trong việc thúc đẩy và định hướng cơ quan báo chí, truyền thông chuyển đổi số một cách bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành một xu hướng tất yếu của ngành thông tin.

Ngoài những cuộc họp chính thức, tại sự kiện còn có những hoạt động bên như: các cuộc làm việc song phương giữa những nước; triển lãm ảnh ASEAN; khu trải nghiệm trực tuyến phim/ảnh ASEAN (Nền tảng Bản sắc ASEAN, Cổng Thông tin Quốc gia vietnam.vn); gian hàng của Đà Nẵng và gian hàng của 7 doanh nghiệp công nghệ số.

Theo đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Thông tin và Truyền thông, đến thời điểm nay, Ban tổ chức nhận được danh sách đăng ký của 9/10 nước thành viên ASEAN tham dự hội nghị, đoàn có thành viên đăng ký nhiều nhất 20 người.

Ngoài ra, Ban tổ chức đã mời Timor Leste tham dự với vai trò quan sát viên của hội nghị. 3 nước đối thoại là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã gửi danh sách đại biểu tham dự.

Công Thái

Tin liên quan

Tin khác

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) cần phải thực hiện thường xuyên hàng ngày và không thể lơ là, đi vào trong tiềm thức, ý thức của từng cán bộ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh THTK, CLP trong ngành Ngân hàng để tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và nhiều người nghèo cần hỗ trợ”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nói tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác THTK, CLP trong ngành Ngân hàng năm 2025 sáng 11/4.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data