agribank-vietnam-airlines

Nhà cổ: Nơi trú ngụ của những giá trị văn hóa

Phú Xuyên
Phú Xuyên  - 
Cơ chế thị trường, tốc độ đô thị hóa cùng nhu cầu đất ở đang muốn “phá tung” nông thôn, đồng thời trực tiếp tác động đến những ngôi nhà cổ. Tuy nhiên công tác này nhiều năm qua không được chú trọng, tất cả cơ chế, nguồn lực, nghiên cứu đều còn thiếu và yếu. Trong khi đó, từng ngày, những ngôi nhà cổ giá trị cứ bị mất dần.
aa

Điểm mặt nhà cổ

Đến làng cổ nào, chúng tôi cũng xót xa và lo lắng. Bởi cái hồn, cái cốt văn hóa của làng chính là nhà cổ, không gian quanh nó và nếp sống của những con người trong đó, đang từng ngày từng giờ bị mai một. Xót xa hơn, nhiều ngôi nhà cổ bằng gỗ có giá trị, được gìn giữ hàng trăm năm đã bị phá đi một cách không thương tiếc, để nhường chỗ cho những ngôi nhà cao tầng, bê tông cốt thép sặc sỡ sắc màu.

Nhà cổ: Nơi trú ngụ của những giá trị văn hóa
Nhiều nhà cổ xuống cấp nhưng chủ nhà không đủ tiền cải tạo

Cho đến nay, chưa có cơ quan nào thống kê cả nước có bao nhiêu nhà cổ, và bao nhiêu ngôi đã bị phá đi theo từng năm. Nhưng có thể khảo sát sơ bộ con số nhà cổ trong các ngôi làng nổi tiếng.

Ví dụ: làng cổ Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam) còn 18 ngôi nhà đang xuống cấp nghiêm trọng; làng Đông Hòa Hiệp (Cái Bè, Tiền Giang) còn 8 nhà cổ; làng Đông Ngạc cách đây mấy năm có trên 100 nhà cổ niên đại từ 100 năm trở lên, nay chỉ còn khoảng 40; làng Cự Đà đang bị đô thị hóa nhanh chóng nên rất nhiều nhà cổ bị tàn phá, chỉ còn lại mươi ngôi nhà gỗ và biệt thự có tuổi đời 100 năm trở lên; làng cổ Đường Lâm còn khoảng 100, làm dậy sóng dư luận thời gian qua… đang đứng trước những thách thức về cơ chế quy hoạch và bảo tồn; làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang) còn hơn 40, nhưng 10 nhà đã bị biến dạng do sửa chữa; làng Phước Tích (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) còn 30 nhà cổ, trong đó 20 nhà được xếp loại đặc biệt quý hiếm…

Ông Vũ Văn Tuấn, trưởng thôn Cự Đà cho biết: “Làng tôi nhiều người yêu quý nhà cổ lắm, nhưng không đừng được nên họ phải phá. Đất chật, người đông, nhà nước lại chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ, nên nhà cổ cứ biến mất dần.

Hiện nay, chúng tôi vẫn có thể điểm mặt được một số ngôi nhà tuyệt đẹp, cần được bảo vệ khẩn cấp. Tôi cũng từng đi khảo sát ở một số ngôi làng, thấy họ cũng có những nhà cổ rất đẹp như ở Hải Dương, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình… Theo tôi, Nhà nước nên “điểm danh” lại tất cả nhà cổ trong cả nước, để có đánh giá sát thực tế hơn”.

Giá trị khó phủ nhận

Là người tâm huyết với công tác bảo tồn, KTS Ngô Doãn Đức tỏ ra vô cùng xót xa trước những nếp nhà đẹp, đầy giá trị cứ mất dần trong sự bất lực của những người yêu giá trị truyền thống. Ông khẳng định: Nhà cổ, đó là những nếp nhà ở truyền thống lâu đời, không đơn thuần có chức năng là nơi tránh mưa nắng, nơi sinh hoạt của mỗi gia đình, mà còn là nơi tích tụ một hàm lượng văn hóa, kiến trúc rất đặc biệt của chính những con người nơi đó.

Ở đồng bằng Bắc Bộ, một ngôi nhà cổ, dù ba, năm hay bảy gian, đều hình thành nên từ điều kiện sống và nhu cầu sử dụng của người dân, đều phản ánh đầy đủ những giá trị về nghệ thuật tổ chức không gian sống, nghệ thuật ứng xử với thiên nhiên rất tuyệt của ông cha ta từ bao đời đọng lại.

Kiến trúc của ngôi nhà, thực chất được hình thành từ dân gian, mà vẻ đẹp, giá trị của nó được bồi đắp dần, lưu truyền, bảo lưu và nhân rộng trong thời gian dài nên đã trở thành truyền thống.

Hiểu giá trị của nhà cổ, nên ở một số địa phương xuất hiện những tấm gương đáng quý trong việc gìn giữ nhà cổ, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn. Điều đó phải kể đến ông Nguyễn Viết Vi làng Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), dù hoàn cảnh khó khăn, đất đai chật chội, ngôi nhà nhiều lần xuống cấp, ông vẫn tích cực tìm những phương cách khoa học nhất tu sửa, gìn giữ ngôi nhà hơn ba trăm năm cha ông để lại.

Hay ông Nguyễn Văn Trang xã Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh), tuổi già sức yếu, nhưng chấp nhận sống nghèo chứ không chịu bán khung nhà cổ bảy gian mà người ta gạ mua 57 ngàn đô. Ông tâm niệm: “Bán nhà của tổ tiên là bác gốc gác, bằng mọi giá phải giữ”.

Cũng mê đắm với nhà cổ, ông Nguyễn Minh Thoa ở Hoa Lư (Ninh Bình) đã dày công sưu tầm và dựng Cố Viên Lầu, gồm 22 nhà cổ từ nhiều làng quê của đồng bằng Bắc Bộ. Không lấy của khách một xu tham quan, Cố Viên Lầu là điểm đến của mỗi ai yêu quê hương, vẻ đẹp bình dị. Không ít người bình tâm tự nhủ: hóa ra, con người ai cũng bị thuyết phục trước vẻ đẹp kiến trúc văn hóa Việt, mà trong cuộc sống xô bồ họ không có cơ hội hoặc không còn tìm thấy.

Trách nhiệm của toàn xã hội

Nhiều chuyên gia cùng chung nhận định, nếu không có những ngôi nhà đá ong thì không có làng cổ Đường Lâm, nếu không có những dãy nhà gỗ cổ xếp lớp dày đặc thì Hội An rất khó có tên trên bản đồ di sản thế giới, hay nếu không còn những ngôi nhà rường thì thành Huế mộng mơ mất đi một chút đặc sắc…

Dù về kiến trúc, vật liệu xây dựng có sự khác nhau song những ngôi nhà cổ ở khắp mọi miền đất nước đều là hiện vật trực tiếp phản ánh khả năng lao động, sáng tạo, trí tưởng tượng, gu thẩm mỹ của các thế hệ đi trước trong quá trình phát triển. Bởi thế, nhà cổ từ lâu đã được coi là một loại hình di sản độc đáo, cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

Sẽ là mất mát lớn nếu một mai, trên đời vắng bóng những ngôi nhà cổ - bằng chứng một thời của nhiều làng quê đang say sưa đổi mới nhưng thiếu sự tiếp nối. Điều đó khiến chúng ta - những người có trách nhiệm, cả những người yêu và hiểu giá trị của nhà cổ phải suy nghĩ.

Và càng đáng buồn hơn, khi công tác bảo tồn nhà cổ hiện nay chỉ “khoanh vùng” ở một số nơi, mà lác đác ở đâu đó cũng có rất nhiều ngôi nhà giá trị, đang bị xuống cấp trầm trọng. Chỉ một chút nữa thôi, thì chúng sẽ biến mất mãi mãi. Chúng đang chờ đợi sự đánh giá, hành động tích cực và nhanh chóng từ phía con người, để cho chúng có quyền được tồn tại.

PGS.TS. Đặng Văn Bài (Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam) cho biết: “Trách nhiệm bảo tồn nhà cổ là của toàn xã hội chứ không riêng gì một cá nhân, cơ quan nào. Các cơ quan chức năng cần kiểm kê số lượng nhà cổ, tuyên truyền, gặp gỡ người dân, chia sẻ với họ, thuyết phục họ giữ gìn nhà cổ.

Hơn thế, cần tạo dựng một cơ chế hợp lý, nói rõ cho người dân biết xếp hạng di tích thì được lợi gì, trách nhiệm của chính họ sau khi được trùng tu, xếp hạng ra sao. Họ cần được cải thiện chất lượng sống, để thêm yêu di sản quê hương mình, tự hào về di sản của chính gia đình, dòng họ mình. Bởi dẫu sao, nhà là sở hữu cá nhân, không thể dùng pháp luật can thiệp một cách thô bạo, thành ra làm cho người dân khó xử”.

Dẫu là khó khăn, đầy thách thức, nhưng không phải là không làm được. Và một khi công tác bảo tồn còn bị buông lỏng, thì chỉ một vài chục năm tới, sẽ chẳng còn thấy bóng dáng những ngôi nhà cổ tồn tại trong cuộc sống chúng ta. Điều đó thật đáng tiếc biết bao.

Phú Xuyên

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data