agribank-vietnam-airlines

Ngày không thể nguôi quên

Hải Âu thực hiện
Hải Âu thực hiện  - 
Tối 30/4/1975, sau khi điện được bài tường thuật về Hà Nội, trên chiếc com-măng-ca cắm cờ giải phóng tôi đi khắp Sài Gòn. Tôi cứ trên ô tô đi hết đường này tới khu khác, say sưa ngắm Sài Gòn trong đêm đầu tiên nguyên vẹn trở về.
aa
Ngày không thể nguôi quên
Nhà báo Trần Mai Hạnh

Thưa nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh, cuốn sách "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” (Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật, 2014) là một trong những cuốn sách viết đầy đủ, chi tiết về những ngày tháng Tư lịch sử đó. Cuốn sách đã đoạt giải thưởng Hội Nhà văn 2014 và đã được tổ chức Hội thảo tại Hội Nhà văn Việt Nam. Đây là cuốn sách có nhiều tư liệu không ai có thể có được (vào thời điểm ấy và ngay cả bây giờ). Ông có thể chia sẻ về nguồn tư liệu quý ấy cũng như nguyên cớ đưa ông đến với “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”?

Tôi may mắn được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử từ đầu khi được chọn cử đi trong đoàn công tác đặc biệt của Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) được thành lập vào trung tuần tháng 3/1975 ngay sau chiến thắng Buôn Mê Thuột do đích thân nhà báo Đào Tùng, Tổng biên tập VNTTX khi đó dẫn đầu. Có hai nhà báo được chọn cử đi trong đoàn của Tổng biên tập Đào Tùng là tôi (phóng viên viết tin bài) và Văn Bảo (phóng viên ảnh).

Bám sát các binh đoàn chủ lực, đoàn tiến vào các thành phố được giải phóng tức thời suốt từ Huế tới Sài Gòn. Đoàn có nhiệm vụ vừa thông tin về Chiến dịch Hồ Chí Minh vừa tăng cường cho Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP).

5h sáng ngày 30/4/1975, trước cửa ngõ Sài Gòn, tôi và Văn Bảo trên chiếc honda 90 phân khối mới tinh, được Tổng biên tập Đào Tùng ký giấy bảo lãnh mượn tiền của Trung ương Cục miền Nam cử người sang tận Campuchia mua, được lệnh lên đường cùng các phóng viên TTXGP bằng mọi cách vượt lên bám sát các lữ đoàn xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc Lập.

Xe máy tăng ga, đồng hồ báo tới trên 50km-60km/giờ. Văn Bảo đèo tôi vượt lên dòng thác người và xe cộ nườm nượp trên đường... Khoảng 11h 45’ trưa 30/4/1975, tôi và Văn Bảo tới được Dinh Độc Lập. Sự kiện lịch sử vừa diễn ra. Cờ chiến thắng vừa được cắm trên nóc Dinh Độc Lập.

Tổ phóng viên mũi nhọn của VNTTX gồm Trần Mai Hưởng em ruột tôi, Vũ Tạo, Ngọc Đản, Hoàng Thiểm, Đinh Quang Thành... đi theo sư đoàn 304 và lữ đoàn xe tăng 203 của Quân đoàn 2 đã có mặt trước ít phút, các anh đã kịp ghi lại nhiều hình ảnh về những phút giây lịch sử, trong đó có bức ảnh “Xe tăng quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập 30/4/1975” Trần Mai Hưởng chụp được sử dụng rộng rãi như một trong những biểu tượng của ngày chiến thắng. Tôi lúc ấy đã tìm hiểu ngay các dữ kiện không thể thiếu của bài tường thuật rồi lao lên tầng 2.

Toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn vừa tuyên bố đầu hàng còn ngồi ở đó. Tôi hỏi và ghi lại cuộc đối thoại lịch sử giữa Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh và cán bộ chỉ huy Quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập (sau này tôi được biết đó là đồng chí Phạm Xuân Thệ, lúc đó là đại úy, trung đoàn phó trung đoàn 66 của Quân đoàn 2 cùng với lữ đoàn xe tăng 203 của quân đoàn được lệnh đột kích, thọc sâu đánh chiếm Đinh Độc Lập)...

Sau khi viết xong bài tường thuật nhan đề “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng”, tôi loay hoay không biết chuyển về Hà Nội bằng cách nào, điện đài 15w mang theo không thể với tới Hà Nội. Tôi cứ loanh quanh ở Việt tấn xã (trụ sở hãng thông tấn của chính quyền Sài Gòn) ngóng chờ xe chở điện đài và các điện báo viên của TTXGP. Mãi chiều tối các anh mới tới.

Sau khi các đồng chí điện báo viên tìm chỗ đặt máy, căng ăng ten bắt được liên lạc tác giả liền đưa bài tường thuật để các đồng chí điện về, không phải điện về Hà Nội mà là điện về trụ sở TTXGP trên rừng Tây Ninh. Sau này tôi được biết tối đó anh Phạm Vỵ, cán bộ Phòng thư ký Bộ biên tập cùng đi trong đoàn đã trực cạnh điện đài, xé từng đoạn bài tường thuật đang được điện về để Tổng biên tập Đào Tùng duyệt lại trước khi điện báo viên dùng điện đài công suất lớn điện tiếp về Hà Nội.

Vì điện báo viên phải đánh moóc - xơ từng chữ, chữ "a", chữ "b", chữ "c" nên rất mất thì giờ. Bài tường thuật được đăng trên bản tin Đấu tranh thống nhất của VNTTX, ngay trong đêm 30/4/1975 cũng với đầu đề "Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng", nhưng do quá khuya nên báo Nhân dân ra sáng 1/5/1975 không đăng kịp. Và báo Nhân dân số ra ngày 2/5/1975 đã đăng toàn văn bài tường thuật này nhưng đặt lại đầu đề là "Tiến vào Phủ tổng thống ngụy".

Ngày không thể nguôi quên
Nhà báo Trần Mai Hạnh bên trái (ảnh tư liệu)

Sau khi bài tường thuật được chuyển ra Hà Nội, dường như công việc của một nhà báo đã hoàn thành, vậy ông đã làm gì suốt những ngày tiếp theo đó, phải chăng là tiếp tục thu thập tài liệu cho một cuốn sách về chiến thắng 30/4 chứ không đơn thuần là công việc của một nhà báo đưa tin thời sự?

Tối 30/4/1975, sau khi điện được bài tường thuật về Hà Nội, trên chiếc com-măng-ca cắm cờ giải phóng tôi đi khắp Sài Gòn. Tôi cứ trên ô tô đi hết đường này tới khu khác, say sưa ngắm Sài Gòn trong đêm đầu tiên nguyên vẹn trở về.

Khi về tới trụ sở Việt tấn xã thì đã quá nửa đêm. Sáng sớm 1/5, việc đầu tiên tôi làm và kết quả thật nhanh chóng. Đó là “Giấy công tác đặc biệt” của Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định cấp, cho phép tôi với tư cách phóng viên được phép hoạt động nghiệp vụ trên toàn thành phố và yêu cầu các đơn vị và chính quyền các cấp giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ.

“Giấy công tác đặc biệt” ghi cả số khẩu súng ngắn K54 mà tôi được cấp từ Hà Nội. Đó có lẽ là chiếc “thẻ nhà báo” đầu tiên được chính quyền cách mạng (Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định) cấp tại Sài Gòn trong buổi bình minh của lịch sử thành phố.

Trưa 1/5/1975, tôi và phóng viên ảnh Văn Bảo với chiếc đài bán dẫn mang theo, đang trên ô tô giữa đường phố Sài Gòn sôi động, nườm nượp dòng người của ngày hội lớn thì nghe được buổi thời sự đặc biệt của Đài tiếng nói Việt Nam. Sau bản tin đặc biệt của TTXGP: "Từ sáng 1/5/1975, toàn bộ miền Nam nước ta đã hoàn toàn giải phóng", Đài đã đọc trang trọng bài tường thuật "Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng" của tôi.

Âm thanh radio được mở hết cỡ, bài tường thuật vang lên giữa biển người và cờ hoa chào đón của Sài Gòn giữa trưa nắng đẹp chan hoà của ngày Quốc tế Lao động 1/5 đầu tiên đất nước thống nhất. Lúc ấy tôi như cảm thấy không còn niềm hạnh phúc nào lớn lao hơn thế.

Ý định xây dựng cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” nảy sinh trong tác giả từ những ngày đầu tiên của Sài Gòn giải phóng. Vì những sự kiện lịch sử chỉ diễn ra một lần, cũng như đời mỗi con người chỉ sống có một lần, nên tác giả đã cố gắng ghi chép thật nhiều những gì có cơ may chứng kiến, sưu tập thật nhiều những tài liệu nguyên bản từ phía bên kia mà mình có cơ duyên được các đồng chí và các cơ quan có thẩm quyền trong và ngoài quân đội cho phép tiếp xúc, khai thác với mong muốn phục dựng lại trung thực sự thật đã diễn ra trong những ngày tháng sụp đổ cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Nguyễn Văn Thiệu).

Cuốn sách giành được “Giải thưởng Văn học năm 2014” của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau ba lần in nối bản, trong tháng 4/2015, chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” sẽ ra mắt bạn đọc trong lần tái bản có bổ sung phần phụ lục hơn 100 trang in công bố toàn văn 21 tài liệu tham khảo nguyên bản có giá trị nhất trong số cả trăm tài liệu nguyên bản tác giả đang lưu giữ.

Đó đều là các tài liệu về cuộc chiến, ở thời điểm 40 năm trước là tuyệt mật của phía bên kia ta thu được tại phòng làm việc và nơi ở của Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tại Dinh Độc Lập và phòng làm việc của Cao Văn Viên, Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại phòng làm việc tại trụ sở Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn vào trưa và chiều ngày 30/4/1975.

Vâng, xin cảm ơn nhà báo Trần Mai Hạnh!

Có lẽ, bất cứ những ai đã trải qua, chứng kiến hoặc nghe kể lại những năm tháng chiến tranh hào hùng của dân tộc, chắc chắn sẽ không thể quên được những cảm xúc về những ngày tháng Tư năm 1975 lịch sử. Đó là ngày mà cả dân tộc ngập tràn trong niềm hạnh phúc tột bậc vì đất nước đã hoàn toàn giải phóng, Bắc-Nam sum họp một nhà. Trong niềm vui ấy, có nhiều văn nghệ sĩ đã chứng kiến cuộc hội ngộ đầy hạnh phúc ấy. Cảm ơn số phận vì đã cho tôi “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”.
Hải Âu thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data