Nét sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc sắc
![]() | Du ngoạn quần thể tâm linh và trẩy hội khèn hoa “Sắc xuân Tây Bắc” tại Sa Pa |
![]() | Tín đồ Phật tử có thêm một điểm đến tâm linh khi Tết đến xuân về |
![]() | Sử dụng tiền nơi tâm linh |
Trong suốt 3 ngày diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật, tôn giáo, tâm linh phong phú, lễ hội đã thu hút hàng vạn đồng bào phật tử và người dân tham gia.
Chương trình đa dạng, phong phú
Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng là một trong những lễ hội dân gian mang đậm yếu tố tín ngưỡng tôn giáo của đạo Phật, đồng thời mang tính quần chúng, nét truyền thống văn hóa của địa phương gắn với danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn. Lễ hội hàng năm được diễn ra vào dịp 19/2 Âm lịch, đây là dịp để đạo hữu nói riêng và nhân dân nói chung cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.
![]() |
Lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa |
Lễ hội Quán Thế Âm là lời cầu nguyện quốc thái dân an, mưa hòa gió thuận; đồng thời là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn, qua đó du khách trong nước và quốc tế trải nghiệm và tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử - văn hóa Phật giáo của dân tộc. Đây cũng là lễ hội văn hóa tâm linh, nét đẹp trong đời sống tinh thần của người dân thành phố Đà Nẵng cũng như người dân Ngũ Hành Sơn.
Năm 2018, Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn diễn ra từ ngày 17/2 đến ngày 19/2 Âm lịch (nhằm ngày 2/4 đến ngày 4/4/2018) với nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật, tôn giáo, tâm linh phong phú đa dạng. Ước tính mỗi ngày diễn ra lễ hội, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đón khoảng 20-30 ngàn lượt người về trẩy hội cầu an, vãn cảnh. Riêng ngày diễn ra Lễ vía Đức Phật Bà Quán Thế Âm (19/2 ÂL), số lượng phật tử và du khách thập phương về hành hương, dự lễ hội ước khoảng 40-50 ngàn lượt người.
Tham dự chương trình lễ hội có đại diện lãnh đạo thành phố, lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố và quận, các đoàn phật giáo, đoàn nghệ thuật quốc tế và đông đảo đồng bào phật tử, nhân dân và du khách tham gia.
Trong lễ hội, bên cạnh các hoạt động truyền thống, năm nay lễ hội còn được đón Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam tham dự và trao tặng cây Bồ đề (chiết từ cây Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ); công bố 2 kỷ lục Việt Nam về Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam (được xây dựng tại chùa Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn) và Lá cờ Phật giáo (Đại kỳ) lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra, Bảo tàng Văn hóa Phật giáo cũng được mở cửa đón khách. Đây là Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên được công nhận tại Việt Nam. Bảo tàng trưng bày hơn 500 hiện vật có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Phật giáo qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ khác nhau bao gồm nhiều bộ tượng Phật, tranh tượng, pháp khí đủ chất liệu như gỗ, đồng, đá, ngọc, gốm...
Các hoạt động thuyết pháp, Pháp đàn, thiền tọa sẽ được chùa Quán Thế Âm tổ chức thường xuyên trong lễ hội và được các vị chức sắc phật giáo nổi tiếng trong nước thuyết giảng.
Nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc
Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn đã được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Từ đó đến nay, được sự quan tâm của Trung ương, thành phố và quận Ngũ Hành Sơn, Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn ngày càng được quan tâm đầu tư tổ chức quy mô hơn và trở thành nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc.
Theo ghi nhận của Ban Tổ chức, Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn năm 2018 đã diễn ra uy nghiêm, đúng với nghi thức và tinh thần Phật giáo. Công tác đảm bảo an toàn, trật tự xã hội đã được các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc.
Theo bà Nguyễn Thị Anh Thi - Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, Trưởng Ban tổ chức lễ hội, việc tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn 2018 một cách trang trọng không ngoài mục đích khơi dậy lòng từ bi bác ái trong cộng đồng, tôn vinh các giá trị nhân văn, cái đẹp chân - thiện - mỹ và tính nhân đạo của người Việt Nam. Lễ hội cũng là dịp gắn kết mối giao hòa giữa đạo pháp với dân tộc, dân tộc với đạo pháp và chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Bà Nguyễn Anh Thi khẳng định, lễ hội không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong thành phố mà là dịp để du khách trong nước và quốc tế trải nghiệm tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử - văn hóa phật giáo, đồng thời thưởng thức sự tinh tế, phong phú của các loại văn hóa dân tộc Việt Nam, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho nhân dân Đà Nẵng, đó là danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - một di sản văn hóa vật thể của dân tộc đang được gìn giữ, lưu truyền và ngày càng phát triển...
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
