Nạn trộm cắp tiền từ máy ATM
![]() | Hãng bảo mật dự báo máy ATM bị tấn công |
![]() | Nhiều máy ATM ở nước ngoài bị tấn công |
![]() | Đánh cắp tiền từ máy ATM |
Trộm tiền ATM như phim Hollywood
Theo trang tin Engadget, chỉ trong hai giờ đồng hồ bọn tội phạm đã sử dụng thẻ NH giả để rút tiền tại 1.400 máy ATM trên khắp lãnh thổ Nhật Bản. Cảnh sát cho rằng, hacker đã dùng thủ thuật “nhân bản vô tính” dữ liệu khách hàng để rút tiền thật. Các thẻ tín dụng giả này có chứa các thông tin tài khoản bị rò rỉ từ một NH ở Nam Phi.
Hiện, cảnh sát Nhật Bản đang hợp tác với Interpol và cảnh sát Nam Phi để truy lùng vụ trộm quy mô lớn này. Cụ thể, vụ trộm xảy ra sáng ngày 15/5/2016 tại hệ thống ATM trong các cửa hàng tạp hóa ở Tokyo và 16 tỉnh thành trên khắp nước Nhật Bản, ước tính có hơn 100 người đã tham gia, số tiền rút tối đa 100.000 yên mỗi lần giao dịch tại Seven Bank.
![]() |
Thủ đoạn trộm cắp tiền từ máy ATM ngày càng tinh vi táo tợn |
Tương tự, cuối tháng 7/2016, cảnh sát Đài Loan đã bắt 3 người Latvia đang ở trong một khách sạn Đài Bắc. Cả ba bị tình nghi dùng phần mềm độc hại xâm nhập vào hệ thống ATM của First Bank lấy đi 2,5 triệu USD.
Cảnh sát Đài Loan cho hay, đây là vụ trộm tiền tại ATM đầu tiên ở Đài Loan do một nhóm tội phạm nước ngoài thực hiện, gồm 16 thành viên, hoạt động ở nhiều địa bàn khác nhau của Đài Loan. Trừ 3 nghi can vừa bị bắt, 13 tên còn lại, trong đó có 5 người Nga, đã bỏ trốn khỏi Đài Loan.
Đến nay, cảnh sát đã thu hồi hơn một nửa số tiền bị đánh cắp và tuyên bố tiếp tục tìm kiếm số tiền còn lại để chứng minh, Đài Loan không phải là thiên đường để bọn tội phạm hoạt động. Sau khi vụ trộm được phát hiện, hơn 1.000 máy ATM tại Đài Loan đã bị đóng cửa để kiểm tra, đồng thời nhờ Interpol lẫn phía Nga hỗ trợ để điều tra.
Theo trang tin Thehackernews, cuối tháng 8/2016, bọn tội phạm mạng có nguồn gốc từ Đông Âu đã cuỗm trót lọt 12 triệu baht (tương đương 350.000 USD) từ 21 máy ATM của một NH ở Bangkok và 5 tỉnh khác của Thái Lan là Phuket, Chumphon, Prachuap Khiri Khan, Phetchaburi và Surat Thani trong vòng 1 tuần bằng cách dùng thẻ có chứa mã độc đưa vào ATM, mỗi lần rút khoảng 40.000 baht.
Ông Chartchai Payuhanaveechai, Chủ tịch NH Tiết kiệm Chính phủ (GSB) cho biết, để hạn chế nạn đánh cắp này, GSB đã xem lại các camera an ninh, xác định những nghi can là công dân nước ngoài bằng thủ đoạn dùng mã độc để buộc máy ATM phải nhả tiền. GSB đảm bảo tiền gửi của khách hàng ở NH này không bị ảnh hưởng và không phải qua bất kỳ khâu xác nhận hay kiểm tra lại phiền phức nào.
Nâng cao tinh thần cảnh giác
Với nhiều người, ATM là “chiếc két sắt bất khả xâm phạm”, nhưng với các tiến bộ khoa học và công nghệ, nên các thủ đoạn trộm cắp tiền từ máy ATM cũng đa dạng và tinh vi, “phủ sóng” khắp thế giới.
Có thể kể ra đây như đánh cắp toàn bộ máy ATM, sử dụng chất nổ, dây xích sắt ôtô tải để kéo đổ máy ATM, dùng thẻ ATM giả, cài đặt thẻ skimmers, cho đến đánh cắp dữ liệu thẻ thông qua một trang web NH, cài đặt phần mềm độc hại thỏa hiệp buộc máy phải nhả tiền mặt, rút số liệu ATM từ Internet cho đến tạo lỗi ATM...
Trong số những thủ đoạn đánh cắp tiền từ ATM phổ biến nhất, có việc cài đặt bảng mạch PCB (Printed Circuit Board) để lây nhiễm độc phần mềm ATM, đánh cắp thông tin, cài đặt thêm bảng mạch tích hợp một số nút vào khe cắm thẻ của máy ATM, sau đó kết nối vào bộ nhớ máy tính nội bộ.
Thiết bị này sẽ làm lây nhiễm phần mềm độc hại vào hệ điều hành Windows Xp của ATM và lưu trữ lại dữ liệu thẻ của khách hàng, phần mềm độc hại sẽ tự động lưu trữ thông tin chủ tài khoản, từ đó buộc máy phải nhả tiền.
Một thủ đoạn nữa là cài đặt đĩa CD làm lây nhiễm vi rút vào máy ATM để rút tiền, nhất là các máy ATM nhãn hiệu NCR 8577. Còn có cách khác khá phổ biến là dùng bàn phím và khe cắm thẻ giả có tích hợp các chip điện tử che lên bàn phím thật của máy ATM để ghi lại mã pin, và sử dụng một thiết bị được đặt trên khe cắm thẻ để ghi lại thông tin trên thẻ.
Bằng cách này, dữ liệu chủ thẻ ATM và mã pin sẽ được đánh cắp, sao chép, rao bán dùng cho mục đích rút tiền bất hợp pháp. Tiếp đến là thủ đoạn dùng thẻ skimmer (skimmer card) để lấy cắp thông tin tài khoản thẻ. Với mánh khoé này, hacker thường lắp các thiết bị lên tấm quảng cáo bàn phím ATM và tấm bảng chỉ dẫn gần khe cắm thẻ ATM.
Tấm bảng quảng cáo có một thiết bị giống như con chíp và có một đèn LED ánh sáng xanh cho thấy thiết bị đang hoạt động. Một thấu kính được đặt qua lỗ nhỏ trên bảng nhựa, thực chất đây là một camera chụp ảnh qua lỗ nhỏ để lấy mật khẩu của chủ thẻ ATM.
Các thiết bị đọc thẻ cùng với pin được gắn bên trong máy ATM thông qua một lỗ khoét dưới khe cắm thẻ. Với việc gắn skimmer card, bọn phạm tội dễ dàng lấy cắp thông tin tài khoản ATM khi giao dịch tại ATM.
Để phòng ngừa dạng tội phạm này, mọi người hãy đề cao cảnh giác mỗi khi giao dịch rút tiền tại máy ATM. Hãy sử dụng máy ATM có sự giám sát của NH để hạn chế bọn tội phạm cài đặt skimmer card, tránh viết mã pin lên mặt sau thẻ hoặc chia sẻ mã pin hoặc các thông tin liên quan đến mã pin trên các trang website.
Nên phản ứng mau lẹ nếu nhận được tin nhắn SMS khi mất tiền trong tài khoản nếu không giao dịch. Khi có dấu hiệu nghi vấn của tội phạm, nên báo ngay cơ quan an ninh gần nhất để giải quyết sự việc theo quy định của pháp luật…
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
