agribank-vietnam-airlines

Mía đường “ngồi trên lửa” trước cửa hội nhập - Bài 2

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
Nhà máy trăn trở chuyện đường dài...
aa
Mía đường “ngồi trên lửa” trước cửa hội nhập - Bài 1
Mía đường “ngồi trên lửa” trước cửa hội nhập - Bài 3
Mía đường “ngồi trên lửa” trước cửa hội nhập - Bài 2

Chặt “vòi bạch tuộc” cứu giá

Cuối giờ chiều một ngày giữa tháng 6, nông dân Đinh Văn Triệu, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang xởi lởi ngồi trao đổi dăm ba câu chuyện phiếm với các hộ trồng mía khác trong khuôn viên của Nhà máy đường Phụng Hiệp. Họ đang chờ đến lượt nhận tiền bán mía. Cầm trên tay khoản tiền mà sau gần 1 năm ròng vất vả với cây mía mới có được, nhưng gương mặt họ vẫn không thể nở một nụ cười tươi trọn vẹn. “2-3 năm nay cây mía không còn thơm thảo với người nông dân nữa rồi cô à, 10 người trồng thì gần như nản lòng cả 10 rồi”, ông Triệu gượng cười nói.

Hơn 20 năm gắn bó với cây mía, song cũng như nhiều hộ ở huyện Phụng Hiệp, chỉ từ khi làm việc trực tiếp với nhà máy đường, ông Triệu mới được biết thế nào là tác phong công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, thế nào là mối quan hệ hợp tác bình đẳng giữa nông dân với nhà sản xuất.

Ông cho biết, trước đây gần như 100% các hộ trồng mía đều bán cho thương lái và phải chịu o ép đủ đường. Khi Nhà máy đường Phụng Hiệp xuống từng vùng trồng và đặt vấn đề hợp tác, từ niên vụ 2015-2016, ông Triệu bắt đầu bán trực tiếp cho nhà máy và được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cho nông dân. Sự hiện diện và đổi mới chính sách kịp thời của nhà máy đã giúp hàng ngàn hộ dân trồng mía trên địa bàn thay đổi hẳn nề nếp giao thương, chặt đứt những “vòi bạch tuộc” vốn luôn tìm cách lũng đoạn thị trường và ép giá cả người bán lẫn người mua.

Ông Triệu kể: “Cây mía trồng ra đạt chất lượng 10 chữ đường, nhưng khi thương lái đến cân và nói chỉ được 9 chữ thì người nông dân cũng phải tin, mình đâu có cơ sở nào để mà giằng co cái đó”. Tuy nhiên khi hợp tác với nhà máy, nông dân được tiếp cận với thiết bị cân đo. Khi tới nhà máy, họ biết chữ đường được bao nhiêu để tự cân đối lời lỗ.

Một thay đổi lớn khác là khâu thu hoạch mía. “Có khi hôm nay thằng lái bảo ngày mai đến thu mua thì mình phải lập tức tìm người đến đốn, nếu không lỡ mà rớt giá là nó bỏ mình”, ông Triệu cho biết. Trong khi đó, việc bán trực tiếp cho nhà máy giúp nông dân chủ động được thời gian đốn chặt. Chẳng hạn, ngày 20 có lịch chở mía ra nhà máy thì từ ngày 10 các hộ đã chủ động thuê nhân công, còn nhà máy đến ngày giờ đã hẹn là điều ghe đến chở mía.

“Chuyến này tôi chở mía ra nhà máy bán, dù không cao như các vụ trước nhưng giá vẫn được 700.000 đồng/tấn, còn bán tại rẫy thì lái mua có 500.000 đồng, tiền đốn hết 200.000 đồng, còn lại có 300.000 đồng thôi à”, ông Triệu hồ hởi chia sẻ.

Chính sách hợp tác trực tiếp với người nông dân cũng là điều mà ông Lê Hồng Thái, Chủ tịch Công ty CP mía đường Cần Thơ (Casuco) tâm đắc nhất. Ông Thái cho biết, trước đây Casuco không đầu tư trực tiếp cho nông dân mà thu mua qua thương lái. Trong quá trình cải tổ lại mô hình sản xuất, ban lãnh đạo DN thấy rằng nếu để tình trạng này kéo dài thì sẽ có ngày nông dân không trồng mía nữa.

“Ở nhiều vùng như Cù Lao Dung, U Minh Thượng có nơi mía không bán được do thương lái ép giá quá. Ví dụ Cù Lao Dung, mía mua của dân 300.000-350.000 đồng/tấn nhưng ông lái bán cho nhà máy 800.000 đồng/tấn. Vậy tại sao không mua trực tiếp?”, ông Thái đặt vấn đề.

Ông Lê Hồng Phúc, Chủ tịch huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh cũng chia sẻ, lâu nay chính quyền địa phương luôn trăn trở với câu chuyện làm sao để giảm chi phí đầu vào sản xuất cho nông dân. Vì vậy liên tục trong nhiều năm, huyện đã vận động bà con tham gia hợp tác xã hay tổ hợp tác, ứng dụng công nghệ… song vẫn vô cùng chật vật do khâu trung gian phát triển quá mạnh.

“Từ khi cha sinh mẹ đẻ đã có ông lái mía rồi, ông này đứng trung gian ăn hoa hồng nhưng liên tục đè ép nông dân, tới vụ đốn chặt thì ông lái đè nông dân từ khâu nhân công cho đến vận chuyển cũng độc quyền của ông lái”, ông Phúc cho hay.

Trước tình cảnh đó, được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các DN mía đường quanh khu vực Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh đã cùng nhau ngồi lại và thống nhất chính sách không tranh mua vùng nguyên liệu của nhau. Thay vào đó là đầu tư và thu mua trực tiếp. Từ định hướng chung đó, Casuco cam kết mua mía theo giá bảo hiểm để dân không lỗ, ngoài ra còn thuê ghe đến tận ruộng chở về nhà máy, dân không phải lo chi phí. Có chính sách tốt, nông dân tự giác bám vào và yên tâm canh tác, còn nhà máy tập trung quản lý, điều hành công tác sản xuất, nâng cao hiệu suất thu hồi để giảm giá thành.

Trở ngại trên đường phát triển bền vững

Nhìn lại chặng đường phát triển gần 25 năm vừa qua, kể từ khi phát động Chương trình một triệu tấn đường, Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định, ngành mía đường đã có bước vươn lên mạnh mẽ, hoạt động hiệu quả hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Cụ thể, so sánh với Trung Quốc thì giá thành 1 kg đường của họ đang cao gần gấp đôi so với Việt Nam. Ngành mía đường Việt Nam cũng hiệu quả hơn hẳn Philipines, Indonesia, Lào và Campuchia. Đến nay doanh thu của ngành đạt 30.000 tỷ đồng/năm và đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 2.000 tỷ đồng/năm.

Đồng thời thực tế cũng đã chứng minh rằng với đặc thù vùng nguyên liệu mía cả nước ở những khu vực đất manh mún, rải rác, không thể cơ giới hoá hay xây dựng hệ thống tưới tiêu thì chỉ có nhà máy công suất trung bình 2.500 – 5.000 tấn mía/ngày là phù hợp và hiệu quả. Chỉ một số ít nhà máy có vùng nguyên liệu tương đối tập trung và quy mô khá lớn mới có công suất 6.000 – 8.000 tấn mía/ngày.

Ông Lê Hồng Thái, quyền Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay, thời gian qua các DN mía đường và nông dân trồng mía đã tích cực và khẩn trương nâng cao năng lực cạnh tranh chuẩn bị cho tiến trình hội nhập. Đến năm 2018, các nhà máy đã đầu tư bổ sung hơn 20.000 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp dây chuyền thiết bị hiện đại, nâng cao hiệu suất tổng thu hồi, ứng dụng tự động hóa, cải thiện chất lượng sản phẩm, sản xuất điện đồng phát... Nhiều nhà máy đã đạt trình độ ngang tầm quốc tế, đồng hành với nông dân giữ vững, phát triển vùng nguyên liệu và bảo đảm thu nhập cho nông dân và đồng bào gắn bó với cây mía.

Không chỉ thay đổi tập quán và hỗ trợ sản xuất cho người nông dân, một số nhà máy đường tại Việt Nam đã bắt đầu phát triển được mô hình sản xuất tuần hoàn, tận dụng nguồn phụ phẩm từ cây mía, giảm tối đa rác thải ra môi trường. Điển hình là Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, là nhà máy FDI công suất lớn nhất và công nghệ hiện đại bậc nhất trong ngành mía đường hiện nay. Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1997, đến nay tổng đầu tư của KCP đã lên tới 103 triệu USD, gồm 2 nhà máy sản xuất đường và 1 nhà máy phát điện có công suất 30 MW.

Chia sẻ về những hoạt động của KCP, ông Subbaiah, Tổng Giám đốc DN này cho biết, hàng năm công ty đầu tư trên 300 tỷ đồng tiền giống, phân bón, thuốc diệt cỏ, kể cả tiền mặt cho bà con nông dân mua dụng cụ nông nghiệp phục vụ tưới tiêu. Hiện nay số hộ nông dân trực tiếp được KCP bao tiêu sản phẩm đã lên đến 10.000 hộ, công suất 2 nhà máy hơn 10.000 tấn mía/ngày. Ngoài ra, công ty còn trực tiếp tập huấn về kỹ thuật canh tác mía cho khoảng 3.000 lượt nông dân mỗi năm.

Theo ông Subbaiah, không chỉ KCP mà ngày càng có nhiều DN trong nước mạnh dạn đầu tư công nghệ mới để sản xuất đường, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực phụ như điện sinh khối, cồn công nghiệp. Tuy nhiên thực tế là chính sách hiện hành chưa đủ để tạo lực đẩy cho các DN trong ngành lấn sân mạnh hơn sang các lĩnh vực này.

Ông so sánh, đơn cử như trong lĩnh vực sản xuất điện, giá bán điện sinh khối của Thái Lan khoảng 14 cent/kWh trong khi Việt Nam chỉ khoảng 6 cent. Bởi vậy, mặc dù đã chuẩn bị cho việc sản xuất điện từ hơn 10 năm nay, song nhà máy của KCP mới chính thức hoà vào lưới điện quốc gia từ 3 năm trước, sau rất nhiều thời gian đàm phán để có giá bán ở mức chấp nhận được. Bên cạnh đó, hiện nay KCP đã có nhà máy cồn, nhưng cũng chưa có chính sách để các DN sản xuất xăng dầu thu mua lại từ nhà máy đường.

“Nhờ có chính sách đồng bộ, nên tại các quốc gia có ngành mía đường phát triển mạnh hơn Thái Lan hay Ấn Độ, DN lấy lợi nhuận từ sản xuất phụ phẩm như điện, ethanol, nhiên liệu sinh học để bù cho giá mía”, ông Subbaiah chỉ ra thực tế.

Từ ngày 1/1/2020, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức được áp dụng, tất cả hạn ngạch và thuế suất nhập khẩu đường dự kiến sẽ được bãi bỏ hoàn toàn. Sân chơi ngành mía đường khu vực Đông Nam Á sẽ “phẳng” hơn bao giờ hết, với nguồn đường từ các quốc gia được mua bán tự do trên thị trường, khiến ngành mía đường Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà.

Ghi nhận từ thực tế cho thấy, mặc dù cả DN và người nông dân trồng mía đã dốc sức để nâng cao năng lực nhằm cạnh tranh sòng phẳng, song các đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan lại đi ngược các nguyên tắc hội nhập để bảo hộ ngành mía đường. Trong bối cảnh đó, toàn bộ các mắt xích trong chuỗi sản xuất mía đường Việt Nam đã, đang và sẽ đứng trước nguy cơ “vỡ trận” sau hội nhập.

Ngọc Khanh

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data