agribank-vietnam-airlines

Lấy lại “vị ngọt” cho mía đường trong nước

Nghi Lộc
Nghi Lộc  - 
Thời gian gần đây, nếu đến một số địa phương ở miền Trung, nhắc đến cây mía thì nhiều nông dân thể hiện sự ngán ngẩm "ngó lơ" bởi lợi ích mà loại cây này mang lại thấp, trong khi đang có nhiều khó khăn bủa vây người trồng. Nhiều vùng chuyên canh mía đang được thay dần bằng các cây trồng khác, có hiệu quả kinh tế cao hơn.
aa
Doanh nghiệp mía đường trước “cơ hội vàng” để làm chủ sân nhà Mía đường: Doanh nghiệp bấp bênh vì không tự chủ được nguyên liệu Để mía, đường không còn… vị ‘đắng’

Nông dân “ngó lơ” với… mía

Tại Phú Yên, cùng với cây lúa, sắn, thì mía là cây trồng chủ lực của địa phương. Đến nay, tỉnh cũng đã quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu mía chủ yếu tại các huyện miền núi như, Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân. Những năm trước đây, ngành mía đường đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của Phú Yên, là cây “xóa đói giảm nghèo”, thậm chí làm giàu của người dân địa phương... Tuy nhiên, thời gian qua do nhiều nguyên nhân, khiến người nông dân ở xứ Nẫu đã không còn mặn mà với mía. Đến nay, diện tích trồng mía ở đây đang giảm dần. Cụ thể, niên vụ 2021-2022, diện tích trồng mía toàn tỉnh khoảng 21.370 ha, giảm 231 ha so với vụ trước, năng suất bình quân đạt 63 tấn/ha, sản lượng đạt 1.346.310 tấn…

Bên cạnh đó, hiện trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có cơ sở sản xuất mía giống có quy mô, chất lượng hom giống chưa được bảo đảm, lượng giống đầu tư lớn trong khi năng suất không đồng đều; mức độ cơ giới hóa trong sản xuất mía trên địa bàn chưa đồng bộ; công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế. Chưa hết, hệ thống thủy lợi để sản xuất mía nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Phần lớn diện tích sản xuất mía phụ thuộc nước mưa, thời gian xuống giống phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết.

Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên cho biết, ngành mía đường Việt Nam nói chung và ở Phú Yên nói riêng đang đứng trước nhiều thách thức, sức cạnh tranh thấp. Đặc biệt, người trồng mía và ngành mía đường ở Phú Yên đang gặp khó khăn lớn trước tình trạng đường nhập khẩu, đường nhập lậu, nhất là từ khi Việt Nam thực hiện xóa bỏ hạn ngạch thuế quan lĩnh vực mía đường đối với các nước trong khu vực theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN vào năm 2020. Với nhiều nguyên nhân như trên, việc người trồng mía ở Phú Yên không còn mặn mà với cây trồng này cũng là điều dễ hiểu. Không trồng mía, bà con chuyển sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, như cao su, sắn, gần đây nhất là sầu riêng với giá bán đang khá cao trên thị trường…

Diện tích trồng nguyên liệu mía ở miền Trung đang sụt giảm
Diện tích trồng nguyên liệu mía ở miền Trung đang sụt giảm

Tương tự, Quảng Ngãi cũng là một trong những địa phương có diện tích trồng mía lớn ở khu vực miền Trung. Những năm trước đây, một số huyện có diện tích trồng mía lớn như, Sơn Tịnh, Đức Phổ, Mộ Đức, Bình Sơn hay Tư Nghĩa. Tuy nhiên, đến nay nhiều diện tích trồng mía ở địa phương này đã được chuyển đổi cơ cấu cây trồng khác. Bởi vậy, ở Quảng Ngãi mới có câu chuyện, năm 2017 tỉnh lên quy hoạch diện tích trồng mía đến năm 2020 là 4.300 ha, năng suất 70 tấn/ha; định hướng đến năm 2025 diện tích mía quy hoạch là 4.400 ha. Tuy nhiên, chỉ sau đó 2 năm thấy tình hình không khả quan tỉnh lại đã ra quyết định… bãi bỏ quy hoạch này.

Củng cố và phát triển chuỗi liên kết

Trong bối cảnh đó, đến nay có một điểm đáng mừng là sau một thời gian gặp khó khăn, bước sang niên vụ 2022-2023 đã ghi nhận một số diễn biến tích cực cho ngành mía đường trong nước. Theo đó, kể từ mức giá thấp nhất được thiết lập vào vụ 2019/2020 thì đến vụ 2022/2023, mức giá đường thế giới đã tăng 160% làm giảm số lượng đường giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam, từ đó cải thiện giá đường trong nước.

Trong tháng 6/2023, ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ ép mía 2022/2023. Sản lượng lũy kế từ đầu vụ là 9,714,224 tấn mía ép, sản xuất được 941,373 tấn đường các loại; trong khi cùng kỳ, vụ ép mía 2021/2022, sản lượng mía ép đạt 129% và sản lượng đường đạt 126%... Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng chế biến và phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, mía đường là một trong những ngành sản xuất chủ lực của nền nông nghiệp nước ta, mặt hàng quan trọng đối với an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng.

Tuy gần đây ngành mía đường đã có những dấu hiệu khả quan, song để lấy lại “vị ngọt” cho mía đường trong nước, thì theo nhiều người cần củng cố và phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất mía đường để người dân không còn ngó lơ với cây mía. Trên thực tế, hiện mối liên kết giữa các thành phần tham gia chuỗi giá trị mía đường, nhất là giữa nhà máy đường với người nông dân trồng mía vẫn chưa chặt chẽ. Người nông dân luôn yếu thế, chịu thiệt thòi mỗi khi biến động khó khăn của thị trường đường tác động, cũng như trong quan hệ mua bán, tiêu thụ mía nguyên liệu.

Bởi vậy, để phát triển bền vững chắc ngành mía đường, cần củng cố phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất. Trong đó, phải thật sự coi trọng quyền lợi của người trồng mía. Để liên kết bền vững, các nhà máy đường cần phải hỗ trợ tốt nhất cho người trồng mía bằng giống, vốn, khoa học kỹ thuật và thu mua mía đúng với giá trị thực, chia sẻ hài hòa các lợi ích với nông dân… Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần ổn định giá đường ở mức hài hòa hợp lý đối với người tiêu dùng lẫn người sản xuất. Đồng thời, theo dõi, kiểm soát và đối phó với hiện tượng phá giá đường khiến đầu ra của cây mía bị thu hẹp, cắt đứt chuỗi liên kết mía đường hoặc hành vi ghìm hàng tăng giá khiến giá đường bị đẩy cao bất thường, tăng cường phòng, chống các hành vi gian lận thương mại đường…

Nghi Lộc

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong tháng 3/2025 ước đạt 6,14 tỷ USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả quý I lên 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data