Lời Bác dạy là kim chỉ nam trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng
![]() | Học tập và làm theo gương Bác: Nhu cầu văn hóa; động lực tu dưỡng, rèn luyện |
![]() | Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng |
![]() |
Đ/c Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy cơ quan NHTW, Thống đốc NHNN phát biểu tại hội thảo |
Tới dự Hội thảo có đ/c Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Đ/c Nguyễn Vinh Trung, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.
Về phía Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, có sự tham dự của PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có sự tham dự của đ/c Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy cơ quan NHTW, Thống đốc NHNN; cùng các đồng chí trong Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo NHNN; các đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan NHTW; Đảng ủy, lãnh đạo ngân hàng thương mại Nhà nước, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam;
Các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng ủy, lãnh đạo NHNN Việt Nam cùng các đồng chí Phó Bí thư Đảng uỷ cơ quan NHTW qua các thời kỳ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Đảng ủy cơ quan NHTW, Bí thư, Phó Bí thư các Đảng ủy, Chi ủy trực thuộc…
![]() |
Quang cảnh hội thảo |
Gắn sát với nhiệm vụ của Ngành
Tháng 02/1952, Hội nghị cán bộ Tài chính - Ngân hàng toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới hội nghị. Trong thư, Bác căn dặn: “Cán bộ Tài chính - Ngân hàng phụ trách nhiều tiền của, mà chưa hoàn toàn thông thạo việc quản lý tiền của ấy, cho nên phải ra sức học tập quản lý tài sản quốc gia mà ngành mình phụ trách. Đồng thời, phải trau dồi đạo đức cách mạng: Chí công vô tư, cần kiệm liêm chính, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân…”.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đ/c Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Đảng ủy cơ quan NHTW, Thống đốc NHNN khẳng định: “Đã gần 70 năm trôi qua, nhưng đến nay, lời dạy của Người vẫn còn nguyên giá trị và đặc biệt thiết thực, gắn sát với nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng trong tình hình mới”.
Theo đ/c Nguyễn Thị Hồng, Hội thảo khoa học “Bác Hồ với cán bộ, đảng viên ngành Ngân hàng” nhằm mục đích cùng ôn lại những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi cho Hội nghị cán bộ Tài chính - Ngân hàng năm 1952, để thấy rõ hơn những thành quả mà cán bộ, đảng viên ngành Ngân hàng vâng lời Bác dạy, phấn đấu thi đua lao động, học tập, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện, ngành Ngân hàng không ngừng phát triển, đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Năm 2021, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam (06/5/1951 - 06/5/2021), với niềm tự hào và kính yêu vô hạn, chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, người Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Những kết quả thu được từ Hội thảo sẽ góp phần khẳng định giá trị trường tồn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với hoạt động của ngành Ngân hàng. Đồng thời, giúp các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên Đảng bộ cơ quan NHTW và các tổ chức đảng trong ngành Ngân hàng đúc rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, tiếp tục học và làm theo Bác trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, thực thi đạo đức công vụ, vận dụng sáng tạo vào lĩnh vực chuyên môn được giao phụ trách trong bối cảnh ngành Ngân hàng đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay”, đ/c Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
![]() |
Đ/c Trần Việt Bắc, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy cơ quan NHTW phát biểu tại hội thảo |
Đề dẫn Hội thảo, đ/c Trần Việt Bắc, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy cơ quan NHTW cho biết: "Những lời dạy của Bác trong gần 70 năm qua luôn được các thế hệ cán bộ ngân hàng khắc ghi và lấy đó làm kim chỉ nam trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành qua các giai đoạn lịch sử của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới liên tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, cùng với sự phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4… ngành Ngân hàng ngày càng tham gia sâu vào các quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi là rất nhiều rủi ro, thách thức từ những yếu tố khách quan, chủ quan, đặc biệt là thách thức về đạo đức nghề nghiệp".
“Từ thực tiễn đó, càng thấy những lời dạy của Bác như ngọn đèn soi tỏ để cán bộ ngân hàng tu dưỡng, rèn luyện, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng ngành Ngân hàng phát triển bền vững, xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong muốn của Người”, đ/c Trần Việt Bắc khẳng định.
Thấm nhuần lời dạy của Bác trong thực thi công vụ
Tại Hội thảo, đại diện các đơn vị, tổ chức đảng đã có nhiều ý kiến, tham luận tập trung phân tích, làm rõ dấu ấn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với quá trình phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam 70 năm qua; Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng đạo đức cách mạng của người cán bộ ngân hàng; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong tình hình hiện nay.
Bên cạnh đó, tham luận của các đơn vị cũng làm rõ những thành tựu đạt được của ngành Ngân hàng thông qua việc vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng, nhất là việc tham mưu hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển ngân hàng số, Chính phủ điện tử; trong thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng trong tình hình mới; Những bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn học và làm theo lời căn dặn của Bác trong thư gửi Hội nghị cán bộ Tài chính - Ngân hàng năm 1952…
Trình bày tham luận tại Hội thảo, đ/c Đặng Văn Tuyên, Phó Bí thư Đảng uỷ cơ quan NHTW, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cho biết: "Học tập và làm theo lời Bác, cán bộ, đảng viên Vụ Tổ chức cán bộ nhận thức rõ ràng, sâu sắc vai trò và trách nhiệm của mình đối với các nhiệm vụ được giao, việc làm tốt công tác tổ chức, biên chế; quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến công tác tiền lương, chính sách đãi ngộ… sẽ đóng góp vào sự phát triển và lớn mạnh của NHNN nói riêng và toàn ngành Ngân hàng nói chung".
Cũng tại Hội thảo, đ/c Phạm Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan NHTW, Bí thư Chi bộ, Vụ Trưởng Vụ Chính sách tiền tệ khẳng định: “Với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong và lời dặn của Bác đối với cán bộ ngân hàng, tập thể Vụ Chính sách tiền tệ có cơ sở để vững tin vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao phó, đưa hệ thống ngân hàng phát triển nhanh, toàn diện, an toàn, hiệu quả, bền vững và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".
Lĩnh vực chuyển đổi số cũng là một trong những vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay, theo đ/c Phạm Tiến Dũng, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, thấm nhuần lời dạy của Bác về “nắm vững chính sách và phương châm của Chính phủ”, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị liên quan đến công tác thanh toán, Chi bộ Vụ Thanh toán luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về phát triển TTKDTM, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong hoạt động ngân hàng... để vận dụng trong nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách về lĩnh vực này.
Chia sẻ ý kiến tại Hội thảo, các đồng chí nguyên lãnh đạo NHNN đều nhìn nhận, cán bộ, công chức ngành Ngân hàng dù ở giai đoạn nào, thời kỳ nào luôn thấm nhuần lời dạy của Bác trong thực thi công vụ, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ ngân hàng, vượt mọi khó khăn, thử thách để đóng góp sức mình trong hoàn thành nhiệm vụ của ngành Ngân hàng được Đảng, Nhà nước giao phó.
Với tinh thần làm việc nghiêm túc, các đại biểu tham dự đã được lắng nghe 16 tham luận phát biểu tại Hội thảo. Sinh thời, việc rèn đức, luyện tài luôn là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, chú trọng với mong muốn các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, sống, chiến đấu, lao động và học tập để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Điều này càng ý nghĩa, gắn bó mật thiết hơn với cán bộ, đảng viên ngành Ngân hàng trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế nước ngày càng cao, tham gia sâu vào các quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế.
Có thể thấy, những lời căn dặn của Bác đối với cán bộ, đảng viên ngành Ngân hàng cách đây gần 70 năm rất toàn diện, sâu sắc và đến nay vẫn còn nguyên giá trị, khẳng định giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với hoạt động ngành Ngân hàng; khẳng định giá trị trường tồn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với hoạt động của ngành Ngân hàng.Tin liên quan
Tin khác

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế
