agribank-vietnam-airlines
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021)

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Ths. Nguyễn Thị Huyền
Ths. Nguyễn Thị Huyền  - 
Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.
aa

Trong các yếu tố cấu thành hình thức của đồng tiền, cùng với hoa văn, họa tiết, trang trí và hình ảnh chủ đề, thì chân dung các danh nhân lịch sử được in trên mặt trước của tờ tiền tạo thành nét đặc trưng mang tính biểu tượng quốc gia. Trong lịch sử tiền giấy Việt Nam suốt 75 năm qua, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh là chân dung duy nhất được sử dụng và được thiết kế trang trọng, chiếm vị trí trung tâm mặt trước của đồng tiền.

Nếu như ở các nước trên thế giới, chân dung lãnh tụ trên tiền của họ thường được thể hiện ở góc nghiêng 3/4, thì ở Việt Nam, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh thường được thể hiện ở tư thế nhìn thẳng, vừa đem lại cảm giác thân thuộc, trang trọng, vừa thể hiện sự ưa thích tính cân đối trong tâm thức trang trí của họa sĩ Việt Nam. Đây cũng là điểm nhận biết rõ nét của tiền giấy Việt Nam.

hinh anh chu tich ho chi minh tren tien viet nam
Mẫu tiền 500.000 đồng polymer do họa sĩ Trần Tiến (vẽ mặt trước) và họa sĩ Hồ Trọng Minh (vẽ mặt sau) thể hiện

Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.

Hình ảnh Bác về dáng vóc, nét mặt đã được các họa sĩ thể hiện qua từng giai đoạn. Nét mặt của Người lúc tươi vui hay ưu tư theo từng chặng đường lịch sử của dân tộc. Với bộ tiền năm 1946 – 1951, các họa sĩ thể hiện tâm trạng của Bác với nét mặt cương nghị, hơi gầy, vầng trán cao và đôi mắt sâu. Mặt sau của bộ tiền này mang đậm dấu ấn của giai đoạn lịch sử, đất nước mới giành được độc lập, Chính phủ và nhân dân còn muôn vàn khó khăn chồng chất. Bộ tiền này đã thể hiện được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tích cực cùng nhau xây dựng đất nước, bảo vệ quê hương, chống lại giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

Bộ tiền năm 1958 đánh dấu mốc son chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, hình ảnh chân dung Bác và các đồ án trang trí thể hiện cuộc sống yên bình, hạnh phúc, những công trình trọng điểm của đất nước được xây dựng, bắt đầu công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc.

Trong nhiều mẫu tiền, chân dung Bác Hồ được để trong khung hình oval, hình vuông hoặc trên nền hoa sen, thậm chí có khung được kết bằng các bông lúa trang trí cách điệu. Các trang trí này nhằm tạo mảng hình trung tâm, có dáng tròn làm điểm nhấn chính.

Chân dung Người ở giai đoạn trước năm 1954 thường thể hiện trong khung trang trí hình oval với hình tượng bông lúa trĩu hạt như muốn nói tới vị lãnh tụ của nhân dân, đã đem lại cơm no áo ấm cho đồng bào. Lúc này Việt Nam chưa có quốc huy nên các họa sĩ thiết kế thường sử dụng thêm hình ảnh bản đồ hoặc lá cờ Việt Nam.

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính biểu tượng nhiều hơn tả thực, tạo cảm nhận văn hóa là chủ đạo. Cách thể hiện ánh sáng, hình khối, đường nét thiên về gợi nhiều hơn tả. Cảm nhận chung mang tính trang trọng, tĩnh tại, điềm tĩnh mà vui tươi. Điều này cho ta cảm nhận về thần thái, phong cách của một vị lãnh tụ mang nhiều tính biểu tượng của văn hóa phương Đông.

Trong 3 bộ tiền chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giai đoạn (1951 - 1959), thì bộ tiền năm 1959 là có giá trị trang trí nổi bật. Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ xuất hiện trên 2 mệnh giá lớn nhất của bộ tiền nhưng đã trở thành chuẩn mực cho các họa sĩ sau này học hỏi. Với mẫu tiền có mệnh giá 5 đồng, tác giả thể hiện chân dung Bác ở tư thế nhìn thẳng, còn mẫu 10 đồng, tác giả thể hiện hình tượng Bác với góc nhìn nghiêng. Tất cả các nét khắc chân dung đều rất tinh xảo, cách thể hiện hình khối chuẩn mực mà mềm mại (điều mà các họa sĩ sau này khó có thể vượt qua được với niêm luật bố trí xa gần, trở thành khuôn vàng thước ngọc trong giới họa sĩ thiết kế tiền thời kỳ đương đại).

Nhìn tổng thể kể từ năm 1959 trở về sau, có thể nhận định rằng, các họa sĩ đã đạt được độ chuẩn mực của nghệ thuật tiền giấy Việt Nam, trở thành điểm sáng và là tiêu chuẩn cho ngôn ngữ đồ họa tiền giấy của tiền giấy Việt Nam của thế kỷ 20.

Bộ tiền trong thời kỳ 1958 – 1978 có mẫu 10 đồng hay còn được nhân dân yêu mến gọi là “tờ Cụ Mượt”, thậm chí còn hay được các chàng trai để trong túi áo trắng, hoặc trong ví như một mốt thời thượng. Theo ông Huỳnh Văn Thuận, tác giả mẫu tiền “Cụ Mượt” kể lại: “Sau khi nhận được những lời nhận xét của Bác Hồ, tổ họa sĩ họp lại và rút kinh nghiệm từ những hình ảnh của các mẫu tiền trước. Là họa sĩ vẽ tiền, tôi đã lấy từ ý nguyện của Bác Hồ là không muốn hình Bác đặt trong khung chật hẹp mà Bác Hồ mong muốn làm sao thể hiện được những lo lắng của Bác, tất cả tâm nguyện, lo lắng đang hướng về miền Nam ruột thịt”. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận đã thiết kế mặt trước tờ tiền này, đặt chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tư thế nhìn nghiêng hướng về Quốc huy Việt Nam, thể hiện được tâm tư tình cảm của Bác Hồ đang hướng về Tổ quốc Việt Nam, hướng về miền Nam ruột thịt, tờ tiền có không gian mở không bị gò bó trong khung chật hẹp.

Còn họa sĩ Trần Tiến, một trong những họa sĩ vẽ tiền thuộc thế hệ thứ 3, đồng thời là tác giả vẽ mặt trước mẫu tiền mệnh giá 500.000 đồng polymer thì kể lại: Thời kỳ khi đất nước mới độc lập, các họa sĩ được triệu tập để vẽ tiền, mỗi họa sĩ vẽ theo cách nhìn của mình về Bác nên thời đó chân dung Bác rất phong phú. Với những bộ tiền sau này, để đảm bảo độ chuẩn chân dung Bác, nguồn tư liệu chủ yếu do bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp, họa sĩ thực hiện trên các bản chì, loại bỏ những yếu tố không cần thiết và tăng cường yếu tố miêu tả đặc trưng chân dung của Bác. Ví dụ như chân dung nhìn thẳng thì phải dùng chân dung của bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp – chân dung mà sinh thời Bác cũng thấy ưng ý nhất. Nhìn chung, trong các bộ tiền, chân dung Bác cũng được các họa sĩ đặc tả rất đẹp, mang phong cách của một vị lãnh tụ, một cụ già Á Đông chuẩn mực.

Cùng cách nhìn đó, họa sĩ Nguyễn Xuân Tăng nhấn thêm: Lịch sử tiền Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám đến nay, hình ảnh Bác Hồ luôn được gắn liền với đồng tiền Việt Nam. Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rất phong phú về hình thức, nghệ thuật tạo hình, về dáng dấp cũng như các góc độ. Không chỉ thể hiện được tính lịch sử, chính trị, mà còn thể hiện được niềm tin sắt đá của người dân với vị lãnh tụ kính yêu. Đặc biệt ở bộ tiền polymer, hình ảnh Bác Hồ được họa sĩ đặc tả với dung mạo chuẩn mực của một vị lãnh tụ, với thần thái, nụ cười hiền từ, rạng rỡ, gần gũi với nhân dân. Khi Bác cười, không những khoé miệng mà mắt cũng cười, kể cả chòm râu cũng thấy là đang cười...

Có thể nói, trong các yếu tố cấu thành giá trị nghệ thuật đặc trưng của đồng tiền Việt Nam, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng duy nhất được sử dụng. Bất kỳ ai, dù đó là người Việt Nam hay người nước ngoài, khi cầm trên tay tờ bạc thấy in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù họ không đọc được các dòng chữ trên tờ bạc thì họ cũng nhận ra đó là tiền Việt Nam. Đó như là một thông điệp, là căn cước của tiền Cụ Hồ, tiền Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đối với bạn bè quốc tế.

Ths. Nguyễn Thị Huyền

Tin liên quan

Tin khác

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Với sự quan tâm đặc biệt và luôn đánh giá cao vai trò của ngành Tài chính ngân hàng, trong Thư gửi hội nghị cán Bộ Tài chính, ngày 20/2/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm sâu sắc về vị trí, vai trò, phương hướng phát triển ngành Tài chính nói chung và Ngân hàng nói riêng. Những tư tưởng đó có giá trị định hướng chiến lược, chỉ đạo nhận thức và hành động hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt những năm qua.
Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài cần được thể hiện trong một chỉnh thể thống nhất ở người cán bộ ngân hàng, cũng được xem là tiêu chí chung nhất đối với người cán bộ, công chức khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình.
Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng.
Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Tiếp tục kiên định với các định hướng trọng tâm đặt ra

Tiếp tục kiên định với các định hướng trọng tâm đặt ra

Ngành Ngân hàng cần được phát triển một cách toàn diện ở cả góc độ quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
Cán bộ ngân hàng Ban K: Tô thắm thêm tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Cán bộ ngân hàng Ban K: Tô thắm thêm tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Hơn 40 năm trước, trong giai đoạn 1979-1989, NHNN Việt Nam đã cử các cán bộ sang giúp ngành Ngân hàng Campuchia trong giai đoạn khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh (gọi tắt là Ban K).
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data